Trải nghiệm khách hàng

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu là công việc quan trọng và bắt buộc phải làm trước khi doanh nghiệp bước vào hoạt động kinh doanh. Bởi, điều này giúp doanh nghiệp định hướng các chiến lược marketing, đồng thời lên các kế hoạch cụ thể về chi phí và thời gian khi triển khai các hoạt động. Vậy, khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay..

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng nằm trong kế hoạch đã hoạch định trước của doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn đã và đang hướng tới, mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.  

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là gì?

Để được xem là khách hàng mục tiêu thì trước hết họ phải có đó chính là nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và tất nhiên họ cũng phải có đủ khả năng để chi trả cho những sản phẩm hay dịch vụ đó.

Chính vì vậy mà những doanh nghiệp nên dành ra nhiều sự quan tâm hơn cho nhóm đối tượng khách hàng này và phải phân tích chính xác được nhóm đối tượng khách hàng này.

Tiêu chí nào để xác định khách hàng mục tiêu?

Sẽ dựa trên hai yếu tố chính để có thể xác định được nhóm khách hàng mục tiêu một cách khách quan nhất chính là:

Nghiên cứu dựa trên lý thuyết

Nhóm khách hàng mục tiêu sẽ được nghiên cứu dựa trên lý thuyết có sẵn hoặc đã được công nhận và áp dụng từ trước.

Ví dụ: Lý thuyết về hành vi khách hàng, lý thuyết tháp nhu cầu Maslow,..

Nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế.

Doanh nghiệp sẽ xác định nhóm khách hàng này dựa trên những số liệu phân tích từ các thành viên chịu trách nhiệm khảo sát thị trường thực tế đã thu thập được. Và như vậy, bằng cách khảo sát và nắm bắt mong muốn, tâm lý của khách hàng thông qua tình hình thực tế giúp cho việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu sẽ được chính xác hơn. Bên cạnh đó, yếu tố dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế rõ ràng phải đi song song với nhau thì mới có thể cho ra được kết quả xứng đáng với mong muốn kỳ vọng của doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Làm sao để khách hàng ở lại lâu bên bạn?

Chúng ta có thể khảo sát dựa trên nền tảng mạng xã hội như là Zalo, Facebook, Telegram, Twitter,… để có được cái nhìn tổng quan hơn về họ. Hơn nữa, chúng ta có thể phỏng vấn hoặc trò chuyện trực tiếp với họ để rõ ràng hơn về một vấn đề nào đó liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích gì khi xác định được nhóm khách hàng mục tiêu?

Về cơ bản nếu xác định được nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích sau:  

  • Tập trung được nguồn lực về nhân lực, tiền sản của doanh nghiệp vào đúng trọng tâm nhóm khách hàng mục tiêu 
  • Giúp hiểu rõ được tâm lý khách hàng hay cách thức giao tiếp, tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.
  • Tối ưu được những chiến lược marketing, đưa ra được nội dung tiếp thị phù hợp, dễ dàng thuyết phục được khách hàng,…
  • Rút ngắn được thời gian thực hiện chiến lược, tiết kiệm được chi phí và nhân sự một cách đáng kể.
  • Cũng vì vậy mà giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, sở hữu cộng đồng khách hàng trung thành đông đảo,…
Những lợi ích khi xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Những lợi ích khi xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Tóm lại việc phân tích chính xác được nhóm khách hàng mục tiêu chỉ có lợi mà không có hại, có vai trò rất quan trọng trong vấn đề doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vì vậy trước khi triển khai bất kỳ dự án hay chiến lược nào cũng cần phải đánh giá chính xác được nhóm khách hàng này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu

Có thể đánh giá được tổng quan được nhóm khách hàng này dựa trên những yếu tố khách quan sau:

Dựa trên nhân khẩu học: 

  • Họ thuộc giới tính nào? Nam, nữ hay giới tính khác?
  • Họ bao nhiêu tuổi? 
  • Tình trạng hôn nhân?
  • Họ làm nghề gì?
  • Trình độ học vấn như thế nào? 
  • Thu nhập trung bình là bao nhiêu?
  • Họ sống ở vùng nào, mật độ dân số có đông không?

Dựa trên tâm lý học: 

  • Họ có hay tức giận không?
  • Họ có dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động hay không?
  • Họ có sở thích như thế nào?
  • Họ quan tâm đến điều gì?
  • Tâm lý họ có bị chi phối bởi gia đình và bạn bè?
Tham khảo:   SLA là gì và vai trò với ngành dịch vụ khách hàng – P1

Dựa trên hành vi tiêu dùng: 

  • Họ thường mua sắm ở đâu: siêu thị, chợ hay trung tâm thương mại?
  • Xu hướng mua hàng online hay offline?
  • Hình thức thanh toán mà họ sử dụng khi mua hàng?
  • Họ mua hàng theo trend hay theo nhu cầu hay theo lợi ích?
  • Tần suất mua hàng: nhiều hay ít?
  • Khi nào họ ra quyết định mua hàng?

Yếu tố khác:

  • Trong giai đoạn nào, khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn nhiều nhất?
  • Tính cấp thiết của sản phẩm?
  • Tại sao khách hàng lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì của bạn?
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu

Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Có 3 bước xác định chân dung nhóm khách hàng mục tiêu, cụ thể:

Bước 1: Thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng

Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng được kể trên, có rất nhiều cách để thu thập dữ liệu, thông tin từ khách hàng. Chẳng hạn: 

Với yếu tố nhân khẩu học, bạn có thể thu thập thông tin qua bảng khảo sát hoặc thông tin trực tiếp từ khách hàng cung cấp hoặc nguồn dữ liệu được có sẵn trên mạng, tuy nhiên nguồn thông tin này mang tính chất khác rủi ro.

Với yếu tố tâm lý học, bạn có thể thu thập thông tin qua bảng câu hỏi, trắc nghiệm tâm lý khách quan,.. Bởi tâm lý khách hàng là luôn luôn thay đổi, vì vậy bạn cũng cần so sánh với các giả thuyết được công nhận và áp dụng từ trước để đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất.

Còn đối với yếu tố hành vi mua hàng, bạn cũng có thể dựa theo những cách tương tự như trên và kết hợp với việc theo dõi hành vi mua hàng, tương tác của họ trên mạng xã hội như: lịch sử truy cập web, lịch sử mua hàng, thói quen dùng điện thoại,…

Bước 2: Nghiên cứu và kết luận sơ bộ

Sau khi có được khá khá nguồn dữ liệu từ khách hàng thông qua khảo sát, điều tra. Bạn có thể bắt đầu tổng hợp lại thông tin và đưa ra những kết luận sơ bộ. 

Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Bước 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện

Ở bước này, sau khi có được những kết luận sơ bộ, bạn có thể thực hiện tiếp cận đối tượng khách hàng này để xem họ có thật sự đúng là khách hàng mục tiêu của bạn hay không. Và sau đó, bạn sẽ có những chỉnh sửa phù hợp để hoàn thiện tệp khách hàng này theo một cái nhìn tổng quan nhất.  

Tham khảo:   Các lỗi cơ bản khi xây dựng phễu chuyển đổi

Chắc chắn, xác định khách hàng mục tiêu luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Đây được xem là cơ sở, là tiêu chí để đánh giá, đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc khi xác định khách hàng mục tiêu ở các thời điểm khác nhau, vì không có bất kì một giả thuyết nào đúng hoàn toàn cả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến đấy nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo