31. Kỹ năng làm việc

Lạm phát là gì? Tìm hiểu các loại lạm phát phổ biến

Hàng ngày chúng ta đều nghe nói về lạm phát mỗi khi nghe đọc báo hoặc xem tin tức. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì khái niệm lạm phát là gì có thể khó giải thích một chút. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

Lạm phát là gì? Tìm hiểu các loại lạm phát phổ biến

Lạm phát là gì? Lạm phát tiếng Anh là gì?

“Lạm phát (tiếng Anh: inflation) là hiện tượng xảy ra khi giá cả tăng lên và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó.”

Nói cách khác, nền kinh tế gặp lạm phát khi mức giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, và giá trị của tiền tệ giảm xuống. Điều này có nghĩa là giờ đây mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.

Mức độ lạm phát vừa phải là đặc trưng của một nền kinh tế tốt. Tỷ lệ lạm phát ở mức 2 hoặc 3% có lợi cho nền kinh tế vì nó khuyến khích mọi người mua hàng sớm hơn. Thêm vào đó, lạm phát có lợi cho người tiêu dùng mắc nợ. Nó làm giảm giá trị của khoản vay hoặc thế chấp và cuối cùng, chủ sở hữu tài sản và chủ sở hữu hàng hóa sẽ thấy tài sản của họ tăng giá trị, sau đó họ có thể bán với giá cao hơn.

Tuy nhiên, khi lạm phát ở mức cao có tác động tồi tệ nhất đối với người tiêu dùng và góp phần gây ra suy thoái kinh tế. Giá hàng hóa hàng ngày tăng cao khiến người tiêu dùng khó có thể mua được ngay cả những mặt hàng cơ bản trong cuộc sống. Điều này khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm thu nhập cao hơn. Do đó, chính phủ cũng như ngân hàng trung ương luôn cố gắng đạt được mức lạm phát ở mức giới hạn.

Tỷ lệ lạm phát là gì và được đo lường như thế nào?

Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng giá, thường được biểu thị bằng phần trăm.

Có nhiều cách khác nhau để đo lường tỷ lệ lạm phát, nhưng thông thường nó được đo bằng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

CPI được tính bằng cách kiểm tra giá của một “giỏ hàng hóa và dịch vụ” đại diện cho tổng chi tiêu của người tiêu dùng và ghi lại mọi thay đổi. CPI cũng tính đến những thay đổi về chất lượng sản phẩm và cập nhật “giỏ hàng” để phù hợp với xu hướng mua hàng, bổ sung thêm các sản phẩm mới phổ biến.

Tham khảo:   Administrative staff là gì và con đường phát triển sự nghiệp

Công thức tính tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát = (CPI trước đó/ CPI mới − CPI trước đó) × 100

​Các loại lạm phát

Có 3 cấp độ lạm phát phổ biến như sau:

Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải hay lạm phát cơ bản là gì? Lạm phát cơ bản có đặc điểm là giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Khi lạm phát ở mức vừa phải, nhu cầu giữ tiền cao vì giá trị của nó sẽ được giữ nguyên trong vòng 1 tháng hoặc 1 năm. Mọi người sẽ sẵn sàng ký các hợp đồng dài hạn vì biết giá trị và chi phí giữa mua và bán sẽ không có quá nhiều khác biệt.

Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã là gì? Khi tỷ lệ lạm phát nằm trong khoảng 10% đến 1000% thì gọi là lạm phát phi mã. Lúc nà đồng tiền bị mất giá, không ai muốn giữ tiền mặt quá nhiều mà chỉ giữ đủ nhu cầu cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là gì? Khi tỷ lệ tăng giá trên 1000%/năm. Đồng tiền hoàn toàn mất giá, các giao dịch diễn ra chỉ là hàng trao đổi hàng và nền kinh tế bị khủng hoảng.

Nguyên nhân nào khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao

Vậy nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?

Thông thường có hai nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi nhu cầu về sản phẩm vượt xa nguồn cung, kéo theo giá cả tăng lên. Ví dụ, khi mùa đông lạnh đột ngột thì nhu cầu các mặc hàng chăn mền, áo ấm tăng cao. Nếu cung không đủ cầu thì giá cả sẽ tăng cao.

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy xuất hiện khi giá cả của các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu thô, chi phí tiền lương tăng lên, dẫn đến tổng chi phi sản xuất tăng theo, từ đó giá thành sản phẩm tăng cao.

Ví dụ, cuộc xung đột giữa các quốc gia diễn ra, khiến cho giá lương thực hoặc vật liệu xây dựng tăng cao dẫn tới lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Lạm phát do nhu cầu thay đổi xảy ra khi giá cả của một mặt hàng nào đó tăng sẽ kéo theo giá của mặt hàng thay thế cũng tăng theo. Ví dụ, giá xăng tăng mọi người chuyển sang sử sụng xe điện dẫn đến nhu cầu sử dụng điện cao, từ đó giá điện cũng tăng cao.

Tham khảo:   Đạo Đức Nghề Nghiệp Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Ví Dụ Thực Tế

Lạm phát do xuất khẩu

Khi nhu cầu xuất khẩu tăng sẽ dẫn đến hàng hóa không đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Cung và cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát. Ví dụ, nhu cầu phốt pho tăng mạnh do các nước tập trung vào sản xuất chip sẽ khiến lượng phốt pho trong nước giảm đi và giá tăng cao hơn.

Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do nhập khẩu xuất hiện khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng khiến giá bán sản phẩm đó trong nước tăng theo. Ví dụ giá than thế giới tăng gấp đôi khiến cho giá than nhập khẩu tăng rất mạnh.

Lạm phát do chính sách tiền tệ

Lạm phát do chính sách tiền tệ xảy ra chính phủ hoặc ngân hàng trung ương chỉ đơn giản là tạo ra nhiều tiền hơn khiến cho lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế tăng rất mạnh so với tổng lượng sản phẩm sản xuất được.

8 giải pháp kiềm chế lạm phát là gì?

Có 8 nhóm biện pháp mà chính phủ đã ban hàng để kiềm chế lạm phát như sau:

  • Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ;
  • Quản lý hiệu quả chi tiêu công;
  • Tập trung, nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất từ công nông nghiệp và dịch vụ;
  • Tăng xuất khẩu – giảm nhập khẩu;
  • Chống buôn lậu và đầu cơ;
  • Thực hiện tốt các chính sách an sinh, ổn định đời sống và sản xuất;
  • Tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng;
  • Đẩy mạnh việc tuyên truyền các biện pháp kiềm chế lạm phát.

Làm thế nào để bảo vệ tài chính khỏi ảnh hưởng của lạm phát?

Có một số mẹo hữu ích có thể giúp bảo vệ tài chính của bạn khỏi ảnh hưởng của lạm phát.

Đầu tư vào vàng

Nếu bạn nghĩ rằng đây là cách để tránh khỏi ảnh hưởng của lạm phát chỉ có ở Việt Nam thì bạn đã sai, nó xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Vàng như một loại hàng hóa, rất quý hiếm, được yêu thích và đặc biệt là được chấp nhận trao đổi. Vì vậy, đầu tư vào vàng là một cách hợp lý để tránh lạm phát mà không có hình thức nào có thể thay thế được.

Đầu tư vào bất động sản

Một hình thức để chống lạm phát khác là đầu tư vào bất động sản vì nhiều người luôn có tư tưởng giá đất chỉ có lên chứ không bao giờ xuống. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là tính thanh khoản không cao. Khi cần tiền, bạn phải chờ một khoảng thời gian khá dài mới có thể bán được các bất động sản.

Tham khảo:   8 kỹ năng đàm phán thương lượng cần thiết trong kinh doanh

Đầu tư vào cổ phiếu

Đầu tư vào thị trường chứng khoán là một cách để cố gắng đánh bại lạm phát, mặc dù điều đó tất nhiên cũng có rủi ro riêng. Và thông thường, đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn có thể giúp bảo vệ khỏi tình trạng lạm phát tăng cao.

Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu về lạm phát là gì cũng như biết cách bảo vệ tài chính trước lạm phát. Hãy nhớ truy cập vào CareerLink.vn để tìm hiều thêm nhiều thuật ngữ khác để tăng thêm vốn kiến thức của bạn nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc