31. Kỹ năng làm việc

Top 9 Sai Lầm Cần Tránh Khi Mới Đi Làm: Bạn Đã Biết Chưa?

Khi mới đi làm, bất luận bạn là sinh viên mới ra trường hay đã có kinh nghiệm “thực chiến” vài năm, sẽ luôn có những quy luật bất thành văn mà chỉ khi hiểu được, bạn mới có một khởi đầu tốt trong công việc mới. Vậy những sai lầm cần tránh khi mới đi làm là gì?

Trong danh sách đã được Masterskills tóm gọn, chúng bao gồm:

1. Đi làm muộn

Một trong những văn hoá ứng xử tiêu chuẩn ta đã được học từ bé là phải luôn đúng giờ. “Cao su” khi đi chơi với bạn bè đã đủ gây nhức nhối, thì đi làm trễ cũng là vấn đề lớn không kém.

Ngay từ ngày đầu tiên đi làm, bạn phải cố gắng đến nơi làm đúng giờ quy định để không để lại ấn tượng tiêu cực. Làm gì có ai muốn bị gán danh là “chiến thần đi làm muộn” ngay từ thời gian đầu thử việc, đúng không nào?

điều không nên làm khi mới đi làmđiều không nên làm khi mới đi làm
Điều không nên làm khi mới đi làm? Chính là đến muộn!

2. Sai lầm cần tránh khi mới đi làm: Không chú ý trang phục

Quá ăn diện hay quá tuềnh toàng đều không nằm trong diện trang phục hợp lý với môi trường công sở. Dù mỗi người có một sở thích ăn mặc khác nhau, nên ghi nhớ rằng chúng ta đang đi làm tại một môi trường chung với tính chất nghiêm túc, chuyên nghiệp.

Tuỳ vào mỗi môi trường làm việc mà tiêu chuẩn ăn trang phục có thể khác biệt. Nhưng khi mới đi làm, tốt hơn hết chúng ta nên diện những trang phục lịch sự, trang nhã, tránh hở hang hay quá sơ sài như đồ ngủ. 

Khi đã quen với môi trường mới, chúng ta có thể điều chỉnh cách ăn mặc cân bằng với sở thích sau.

3. Tỏ ra biết tuốt

Một nhân viên thông minh luôn được đánh giá cao. Nhưng bạn cũng đừng vì điều này mà thể hiện rằng cái gì mình cũng biết. Kể cả khi bạn thật sự đã biết những gì đang được chỉ dẫn, bạn cũng nên lắng nghe thay vì nói rằng “Em biết rồi!“.

không nên tỏ ra biết tuốtkhông nên tỏ ra biết tuốt
Đừng biến mình thành Mr./Ms. Know-it-all trong mắt mọi người.

Mặt khác, khi tới một môi trường mới, chúng ta sẽ phải làm quen với quy trình làm việc mới và kiến thức mới. Khi có thắc mắc, chúng ta phải biết hỏi để được hướng dẫn kỹ càng.

Tham khảo:   Doanh số là gì? “Bật mí” 6 bí quyết thúc đẩy doanh số

Người có trình độ chuyên môn cao đến mấy cũng sẽ có những thắc mắc cần được giải đáp. Nên với một “lính mới”, sẽ không ai đánh giá bạn vì bạn muốn học hỏi cả.

Hãy lắng nghe kỹ càng khi được hướng dẫn và chủ động hỏi han khi bạn dính vướng mắc nhé!

4. Nhờ đồng nghiệp làm hộ việc

Khi có bạn giành làm quá nhiều việc, thì lại có trường hợp làm quá ít, thậm chí nhờ vả người khác làm hộ cho mình.

Dù thời gian đầu đi làm của bạn sẽ cần nhiều trợ giúp, nhưng bạn chỉ nên nhờ họ giúp một phần hoặc chỉ dẫn, chứ không nên tỏ ra “cái gì cũng không hiểu” và mong họ làm hộ toàn công việc của bạn.

5. Cố quá thành quá cố

Nhân viên nào cũng có tâm lý muốn khẳng định bản thân, trở thành một nhân viên giá trị trong doanh nghiệp. Nhưng mới làm mà bạn đã muốn giành làm nhiều việc, bạn có thể sẽ không quản lý được hết công việc, hoặc để lại ấn tượng là một người tự phụ, thích cạnh tranh.

khẳng định bản thân một cách hợp lýkhẳng định bản thân một cách hợp lý
Masterskills biết bạn muốn thể hiện mình, nhưng hãy biết chọn đúng hoàn cảnh.

Làm việc chăm chỉ là một điều tốt, chắc chắn là vậy, nhưng cố quá cũng là một sai lầm cần tránh khi mới đi làm. Vậy nên ở giai đoạn đầu, bạn hãy tập trung vào những việc được giao cho mình trước và hoàn thành nó thật tốt.

Sau khi bạn đã có được sự tin tưởng từ co-worker và sếp thì bạn mới nên thử nghiệm thêm những việc nhiệm vụ lớn hơn, phức tạp hơn.

Tham khảo:   Bất động sản tiếng Anh là gì và các thuật ngữ phổ biến?

6. Ngó lơ văn hoá công ty

Ngay từ giai đoạn phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã muốn xem liệu bạn có phù hợp với văn hoá doanh nghiệp hay không. Văn hoá doanh nghiệp chính là cách nhận thức, ứng xử, giao tiếp, và những phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp. 

Để tránh mắc sai lầm cần tránh khi mới đi làm, bạn nên biết tôn trọng văn hoá công ty.

Khi bạn không đồng điệu với những điều này, bạn sẽ khó hợp tác lâu dài với team và công ty. Bạn hãy tôn trọng những quy luật bất thành văn ở đây và tham gia các hoạt động chung nhiều nhất có thể để làm quen và hoà hợp với tập thể nhanh hơn.

7. Chia sẻ quá nhiều về công việc/ công ty cũ

Thêm một sai lầm khi đi làm mà bạn cần tránh là nhắc đến công ty hoặc công việc cũ quá nhiều. Không có ai thích nghe người mới so sánh hai công ty và hai môi trường làm việc mãi cả.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng nói xấu về công ty cũ, đồng nghiệp hoặc sếp cũ. Nên nhớ, sai lầm khi đi làm là “lấy câu chuyện làm quà”.

Bạn sẽ không thể gây thiện cảm, mà trái lại còn làm người khác đề phòng bạn hơn mà thôi.

8. Thiếu nghiêm túc

Vui vẻ và dễ gần là cử chỉ tốt của một nhân viên mới. Nhưng nó sẽ dễ trở thành sai lầm khi đi làm nếu bạn bước qua giới hạn ngăn cách giữa khiếu hài hước và sự thiếu nghiêm túc. 

Nên khi mới đi làm, bạn nên cân bằng giữa sự hòa đồng với thái độ làm việc nghiêm túc. Đừng quên lúc nào nên lắng nghe và nên lên tiếng bạn nhé.

sai lầm khi đi làmsai lầm khi đi làm
Hãy giữ thái độ tích cực, cầu tiến khi đi làm nhé!

9. Thiếu kiên nhẫn

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu được ngay một vấn đề. Trong công việc cũng vậy, bạn cũng không nên đánh mất kiên nhẫn khi mới đi làm, vì có những điều cần thời gian mới có thể đi vào quỹ đạo.

Tham khảo:   Năng suất là gì? Bí quyết để nâng cao năng suất làm việc

Để rèn luyện tính kiên nhẫn cho mình, bạn hãy học cách quản lý cảm xúc của bản thân. Đây là kỹ năng tốt mà ai cũng cần có.

Tạm kết

Trên đây là những sai lầm cần tránh khi mới đi làm mà chúng ta đều nên ghi nhớ. Học được các tips này và bạn sẽ bắt đầu công việc mới thật thành công nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo