32. Kiến thức kinh tế

Welfare State là gì? Vai trò và phân loại Welfare State

Welfare State là một trong những mô hình được đánh giá cao với nhiều tiến bộ về phúc lợi xã hội cho người lao động. Vậy Welfare State là gì? Ý nghĩa và vai trò của Welfare State như thế nào và tại Việt Nam Welfare State phát triển ra sao?

Welfare State là gì?

“Welfare State được gọi là nhà nước phúc lợi. Nhà nước phúc lợi là mô hình mà ở đó chính phủ đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao và thúc đẩy phúc lợi cả về kinh tế, xã hội và đời sống cho công dân của họ.”

Bằng những chính sách, chương trình khác nhau, mục tiêu và sứ mệnh của chính phủ là mang tới sự bình đẳng, nhân quyền, đảm bảo an sinh xã hội.

Mô hình này dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sự bình đẳng về cơ hội việc làm cho người lao động, mong muốn mang tới sự phân phối của cải công bằng và trách nhiệm công đối người lao động đặc biệt.

Khái niệm Welfare State còn chỉ hình thức tổ chức xã hội khác cũng với mục đích mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân với bảo hiểm, trợ cấp, các chi phí phúc lợi khác. Vì thế mà có một số thông tin tiêu cực cho rằng mô hình welfare state là một nhà nước bảo mẫu, trong đó người lớn được “chăm sóc” như một đứa trẻ.

Vai trò của Welfare State là gì?

Welfare State được coi là thành tựu nổi bật của những nước phát triển. Nó là chỉ số chỉ báo sự phát triển của một quốc gia. Cụ thể, nhiệm vụ của Welfare State là gì? Welfare State sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

+ Hỗ trợ chống nghèo đói bằng các chính sách đảm bảo đời sống cho những lao động bị thất nghiệp;

+ Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm người trong xã hội hướng tới mục tiêu một xã hội bình đẳng;

+ Đảm bảo cho người dân được hưởng những quyền lợi cơ bản khi thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn, tuổi già… bằng bảo hiểm hoặc những hình thức trợ cấp khác nhau.

Để thực hiện được mục tiêu trên Welfare state đòi hỏi sự can thiệp sâu của nhà nước vào các chức năng xã hội.

Tham khảo:   Penetration pricing là gì và có ưu, nhược điểm ra sao?

Lịch sử phát triển và các mô hình Welfare State

Vào thế kỷ 20, với sự phát triển vượt bậc của văn minh tư bản, các nước Mỹ, Pháp, Anh có chính sách nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Đây cũng là những nước tiên phong mô hình Welfare State.

Nguyên nhân được cho tác động gián tiếp tới chính phủ nước này phải nói tới chiến tranh thế giới thứ I, thứ II cũng như cuộc đại suy thoái kinh tế 29-33. Sau sự kiện này, người dân phải trải qua thời kỳ thảm khốc trong lịch sử. Cũng từ đó, các chính phủ cần phải can thiệp để giải quyết vấn đề an sinh xã hội và kinh tế cho dân chúng. 

Tiêu biểu phải kể tới nhà nước phúc lợi ở Anh. Từ cuối những năm 1940 tới 1970 chính phủ Anh đã thay thế các tổ chức xã hội khác để đảm bảo an sinh cho người dân. Tại Mỹ, sau cuộc đại suy thoái khiến người lao động phải trả giá quá lớn trong thời kỳ dài cũng đã đẩy mạnh xây dựng phúc lợi xã hội. Sau đó, mô hình dần lan rộng ra các nước châu Âu đặc biệt khu vực Bắc Âu. Có thể kể tới một số mô hình nhà nước phúc lợi như Anh, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển…

Về cơ bản, mỗi nhà nước sẽ có những điều chỉnh tương thích với từng chính phủ và dựa vào tiêu chí khác nhau phân loại thành nhóm riêng:

– Phân theo đặc điểm nhà nước:

+ Mô hình Anglo- Saxon theo kiểu nhà nước phúc lợi tự do với các quốc gia tiêu biểu là Anh, Ireland…

+ Mô hình châu Âu lục địa theo kiểu nhà nước phúc lợi bảo thủ tiêu biểu là Pháp, Đức, Italia…

+ Mô hình Scandinavian theo kiểu nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội gồm Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan…

– Phân theo khu vực địa lý:

+ Mô hình Bắc Âu gồm bốn nước bán đảo Scandinavian và Hà Lan

+ Mô hình Anglo-Saxon gồm Anh và Ireland

+ Mô hình châu Âu lục địa gồm các nước như: Pháp, Đức…

+ Mô hình Địa Trung Hải gồm các nước như Italia, Bồ Đào Nha… 

Ngoài ra, còn có mô hình dựa trên chế độ bảo hiểm và mô hình phúc lợi phổ cập. Tuy nhiên, dù phân loại theo tiêu chí nào thì các mô hình nhà nước này đều được dựa vào hai trường phái lí thuyết của Bismarck và Beveridge.

Tham khảo:   Depreciation là gì và có gì khác so với Amortization?

Welfare State ở các nước đang phát triển

Chế độ phúc lợi ở các nước Bắc Âu được đánh giá là tốt nhất thế giới với nhiều quốc gia có chất lượng cuộc sống cao. Có được điều đó, chắc chắn là do chế độ phúc lợi hay nói cách khác mô hình Welfare State được thực hiện tốt ở các nước này. Nhưng một trong những điều kiện tiên quyết để chế độ phúc lợi tốt là bởi các quốc gia trên đều có nền kinh tế phát triển, pháp luật nghiêm minh và hệ thống thuế cao.

Nhìn vào những điều kiện này thì phải thừa nhận rằng các nước đang phát triển còn khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, các nước này chưa có thành tựu gì khi triển khai chế độ phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên, với nền kinh tế đang phát triển thì để có công việc tốt đảm bảo chất lượng còn nhiều vấn đề chi phối như: tình trạng nợ lương, làm thêm giờ, lương thấp hay doanh nghiệp phá sản, trốn nợ cao… Chất lượng cuộc sống của người lao động cũng chưa thể cao khi họ phải làm thêm giờ, thiếu hoạt động giao lưu, giải trí, thiếu sự cân bằng công việc, cuộc sống.

Thực tế khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng có biên độ rộng hơn. Điều này cho thấy, chế độ phúc lợi chưa thực sự bền vững. Một vài nước đang phát triển dần trở thành công xưởng thế giới, thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn lao động với “giá rẻ” được các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng triệt để. Tuy nhiên lợi thế này lại khiến điều kiện cho người lao động có nguy cơ không được đảm bảo. Nói cách khác, lao động đang nhận được phúc lợi thấp hơn so với sức lực họ bỏ ra. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu xã hội, cản trở thực hiện chính sách phúc lợi xã hội cho người dân.

Do đó, để xây dựng mô hình Welfare State bền vững thì các nước đang phát triển cần quan tâm tới một số điểm sau:

Tham khảo:   Mortgage là gì? Thế chấp và khoản vay khác nhau thế nào?

Thứ nhất, tiếp tục học tập, nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi xã hội để áp dụng phù hợp và khéo léo dựa trên nguyên tắc của từng quốc gia.

Thứ hai, cần xây dựng một hệ thống thể chế bền vững cho người lao động, đảm bảo chế độ phúc lợi giúp người lao động có cuộc sống tốt hơn.

Thứ ba, Nhà nước và chính phủ cùng xã hội cần chung ta xây dựng, thực thi nghiêm túc, hiệu quả, minh bạch và rõ ràng cho người lao động.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về Welfare state là gì, vai trò, lịch sử mô hình Welfare State trên thế giới. Hi vọng chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về một trong những mô hình nhà nước tiên tiến với nhiều điểm tiến bộ.

Nguyễn Lý

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo