04. Quản Trị Bán Hàng, 05. Dịch Vụ & Chăm Sóc Khách Hàng

8 Bài học bán hàng đắt giá chỉ dân trong ngành mới biết

Sau 7 năm làm sales, tôi đã lĩnh hội được những bài học bán hàng chỉ dân trong ngành mới biết: Đừng tưởng tầm phào mà bỏ qua, bởi đó là con đường nhanh nhất để kiếm tiền. Để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, bạn phải học hỏi rất nhiều điều. Không có con đường tắt nào dẫn đến thành công.

Tôi đã dành 7 năm qua làm việc trong ngành sales. Từng có thời, công ty đề cử tôi làm “nhân viên bán hàng xuất sắc” suốt 11 tháng liên tiếp. Tôi đã đăng ký nhiều khóa học về phát triển khả năng lãnh đạo do công ty tổ chức, thậm chí còn được cấp trên lựa chọn tham gia những sự kiện lớn tại địa phương.

Dần dần, tôi được thăng lên những chức vụ cao hơn. Năm , tôi lập kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử công ty, khi trở thành người kiếm được nhiều tiền hoa hồng nhất.

Trong khoảng thời gian làm sales, tôi đã rút ra được khá nhiều bài học bán hàng trong đó đúc rút 8 bài học quan trọng nhất sau đây.

8 bài học bán hàng đắt giá chỉ dân trong ngành mới biết

bài học bán hàng

1. Hiểu rằng người mua của người

Tôi làm trong bộ phận bán các sản phẩm điện thoại di động. Điều này nghĩa là tôi phải tiếp xúc với một tệp khách hàng rộng lớn: người già, thanh niên, CEO và cả các mẹ bỉm sữa ở nhà.

Trong 7 năm làm việc, tôi đã nhận ra bài học quan trọng nhất: người mua của người. Sự nghiệp của tôi bắt đầu thăng tiến khi tôi áp dụng nguyên tắc này mỗi lần chào hàng.

Thay vì chỉ bán hàng, tôi dành thời gian trò chuyện với khách, hỏi họ về cuộc sống, gia đình, nghề nghiệp, hay đơn giản là chương trình TV mới xem gần đây. Tôi tập trung xây dựng mối liên kết với khách hàng, đập tan sự nghi ngại ban đầu, nhờ vậy hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ.

Công ty có rất nhiều nhân viên, nhưng khách hàng luôn chỉ đích danh tôi phục vụ. Họ sẵn sàng chờ vài tuần (nếu tôi bận đi du lịch) để làm việc cùng tôi.

“Hãy làm thân với khách hàng. Thân đến mức mà bạn có thể nói cho họ biết họ cần gì trước khi chính họ nhận ra.” – Steve Jobs.

2. Trâu chậm uống nước đục

Một nghiên cứu được tiến hành bởi ĐH Harvard cho thấy, người dậy sớm thường dễ thành công trong sự nghiệp bởi họ chủ động và làm việc năng suất hơn.

Tham khảo:   Quản trị bán hàng là gì? Tổng quan về công tác quản trị

Tại sao lại như vậy?

Theo các nhà khoa học, “cú đêm” thường thông minh và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, những người dậy sớm mới là những người chủ động hơn. Họ biết suy tính lâu dài, lường trước được vấn đề trước khi chúng phát sinh, có kết quả học tập hoặc năng suất lao động cao hơn hẳn.

3. Người giỏi luôn sống quy củ

Những người thành công thường rất quy củ, kể cả trong công việc lẫn cuộc sống. Đó cũng chính là lý do mà các CEO thành đạt không ngại bỏ rất nhiều tiền ra thuê thư ký nhằm sắp xếp công việc cho mình.

Dĩ nhiên, một nhân viên bán hàng không cần đến thư ký, nhưng vẫn phải đảm bảo sự quy củ. Vì vậy, hãy lên kế hoạch trước trong ngày, lên lịch cho gia đình, sắp xếp việc nào quan trọng để hoàn thành trước.

“Mỗi giây chuẩn bị sẽ tiết kiệm được 1 tiếng đồng hồ.” – Benjamin Franklin

4. Đừng trông mặt khách mà bắt hình dong

Theo quan sát của tôi, hầu hết dân sales đều “trông mặt khách mà bắt hình dong”. Chẳng hạn, họ thấy khách chần chừ khi bỏ 100.000 USD ra mua xe, nên cũng chỉ giới thiệu những chiếc có giá dưới mức đó.

Tuy nhiên, trong ngành sales, khách hàng thường đến tìm sản phẩm gì đó cụ thể. Nhiệm vụ của nhân viên là khuyến khích họ mua nhiều hơn những gì họ nghĩ họ cần. Nếu không làm được, bạn sẽ bỏ qua những sản phẩm có thể đem lại cho bạn rất nhiều tiền.

Hãy đối xử với mọi khách hàng như thể họ giàu “nứt đố đổ vách”. Đừng để họ nói không với bạn. Và quan trọng nhất, khách hàng sẽ không bao giờ mua thứ mà họ không biết nó tồn tại.

5. Bán hàng theo gói

Giống như tôi đã đề cập phía trên, mục tiêu trong ngành sales là bán được nhiều hơn thứ mà khách hàng nghĩ mình cần.

Vậy bạn cần làm thế nào? Câu trả lời là: bán hàng theo gói.

Chẳng hạn, trong ngành của tôi: Nếu khách muốn mua một chiếc iPhone, chúng tôi sẽ giới thiệu một combo gồm cả iPad với mức giá đặc biệt cho họ. Khách hàng sẽ cảm thấy hứng thú hơn với combo này, thay vì phải mua từng thứ riêng lẻ.

Tham khảo:   Chiến lược Đại dương xanh là gì? Phân biệt Đại dương đỏ

Khách hàng luôn có tâm lý tìm kiếm một thứ gì đó cụ thể. Vì vậy, mức giá đầu tiên mà họ thấy sẽ chính là thứ họ nghĩ mình phải trả trước khi ra về. Nếu mức giá này là giá combo, họ sẽ dễ gật đầu đồng ý mua hàng hơn.

6. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Nghiêm túc mà nói, sales là ngành vô cùng thách thức. Bạn liên tục phải đối mặt với kỳ vọng doanh số, làm việc trong môi trường cạnh tranh, thậm chí phải nhẫn nhịn trước một số khách hàng thô lỗ.

Do đó, tôi nghĩ rằng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là rất quan trọng. Cách bạn đối đãi với khách hàng sẽ quyết định thái độ và khả năng mua hàng của họ.

Đôi khi, khách hàng đến với một thái độ tồi tệ, nhưng nhờ nụ cười và phong thái điềm đạm của tôi, họ rời đi trong vui vẻ, nhiều lúc còn hứng thú quay lại. Đó là nhiệm vụ của mọi nhân viên bán hàng, nhưng không phải ai cũng làm được. Vì vậy, bạn cần tập trung cải thiện sức khỏe tinh thần của mình trước.

7. Chấp nhận trách nhiệm

Cuối cùng, nhân tố quan trọng nhất giúp bạn tiến tới thành công chính là khả năng chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho bất kỳ điều gì xảy ra trong cuộc sống và công việc.

Khi dịch Covid-19 mới bùng phát, việc bán hàng của tôi trở nên chật vật. Tôi bắt đầu trút giận lên người khác, chủ yếu là vì sợ hãi. Sợ nhiễm virus, sợ mất tiền, và quan trọng nhất, sợ mất việc.

Tất cả điều đó khiến tôi làm việc kém hiệu quả, làm cho nỗi sợ ngày càng nhân lên. Mọi chuyện chẳng có gì tiến triển cho tới khi tôi học được cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

8. Nếu muốn giữ việc, tôi phải nỗ lực hết mình.

Nếu muốn kiếm nhiều tiền hơn, tôi phải học cách thích nghi và tìm cách tiếp cận khách hàng.

Vì vậy, tôi bắt đầu mời chào một cách ngẫu nhiên. Tôi in tờ rơi và gửi đến các cơ sở kinh doanh thiết yếu. Tôi tìm đến gia đình và bạn bè, nhờ họ giúp đỡ. Chỉ trong 1 tuần, tôi đã kiếm được nhiều hơn số tiền mình làm ra trong cả năm.

“Bạn phải tự mình chịu trách nhiệm. Bạn không thể thay đổi hoàn cảnh, tiết trời hay hướng gió, nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Đó là điều mà bạn có khả năng và trách nhiệm làm.” – Jim Rohn.

Bài học bán hàng trên được chia sẻ bởi Jazz Parks – một doanh nhân kiêm blogger người Mỹ. Anh là tác giả của hai cuốn sách về kỹ năng xây dựng bản thân “Self-Mastery” và “Live A Little”. Anh từng có 4 năm kinh nghiệm trong ngành di động trước khi chuyển sang kinh doanh bất động sản.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo