Kỹ năng Tư duy chiến lược

8 NGUYÊN TẮC VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh ( business strategy) là kế hoạch hoạt động nhằm đạt mục tiêu dài hạn của một công ty. Chủ yếu các chiến lược cụ thể, rõ ràng về thời gian sắp tới. Chúng thể hiện điểm mạnh, cơ hội phát triển, nguồn lực huy động và khả năng rủi ro. Trong đó bao gồm nội dung tổng thể trong kế hoạch dài. Cũng như phương pháp, hình thức thực hiện trong nhiều tháng tới của công ty. Và cụm từ này thường xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh.

-Khi chiến lược đem lại nguồn lợi nhuận cao, phản ứng tích cực, cạnh tranh với đối thủ. Thì đó là một chiến lược thành công. Và một chiến lược thông minh là chứa đủ những yếu tố như sau: tăng doanh thu, đạt KPI và tăng sức cạnh tranh đối thủ.

                             

 Thành công chiến lược kinh doanh

Vai trò chiến lược kinh doanh

– Định hướng con đường dài cho công ty một cách cụ thể và thuyết phục.

– Chiến lược giúp công ty có thể xoay chuyển phù hợp với tình hình thị trường.

– Khẳng định tên tuổi công ty, phát triển mục tiêu xa hơn.

– Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực công ty.

– Tạo môi trường làm việc thân thiện và gắn kết nhân viên.

– Tạo nhiều sự cạnh tranh với đối thủ thị trường.

                              

Alt: 8 nguyên tắc xây dựng chiến lược

8 nguyên tắc xây dựng chiến lược hiệu quả

Tìm hiểu về thị trường

Chăm chỉ nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bạn càng hiểu rõ, bạn càng có tư duy chiến lược cạnh tranh và tồn tại lâu. Trước hết, doanh nghiệp cần biết thế mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó, bạn dễ dàng tìm ra chiến lược riêng cho doanh nghiệp mình.

Tham khảo:   6 Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

Tăng tính cạnh tranh

Doanh nghiệp cần tăng tín nhận dạng thương hiệu cao. Vì vậy, bạn cần phải tìm chiến lược độc đáo, có màu riêng của doanh nghiệp. Hạn chế lặp lại chiến thuật của đối thủ. Tạo tính cạnh tranh cao cũng giúp chính doanh nghiệp phát triển đột phá hơn.

Xác định đúng insight

Việc tìm đúng insight khách hàng là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu kỹ nhu cầu tâm lý khách hàng có xu hướng gì. Nhằm giúp doanh nghiệp tránh lãng phí quảng cáo lang mang. Cũng như tăng lượng tiếp cận khách hàng tiềm năng vượt trội.

 

Cạnh tranh lợi nhuận

Hãy tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp. Từ đây, tạo ra lợi thế cạnh tranh về sức mua, lượt tìm kiếm của khách hàng. Đồng thời, tính toán kỹ lưỡng về việc thu chi phí và lợi nhuận. Doanh nghiệp càng có lợi nhuận rõ ràng và cụ thể thì càng phát triển bền vững.

                                  

Alt: Tăng lợi nhuận kinh doanh

Cập nhật xu hướng

Theo thời gian, xu hướng khách hàng, chiến thuật đối thủ cạnh tranh thay đổi nhanh chóng. Do đó, doanh nghiệp cần thích ứng với môi trường mới. Và sẵn sàng cập nhật xu hướng mới liên tục. Doanh nghiệp cần có chiến lược nhạy bén xu hướng áp dụng hệ thống hoạt động. Với việc thay đổi sản phẩm, nâng cấp bao bì sản phẩm, nhiều ưu đãi, tạo cảm giác mới mẻ đến khách hàng. Thế nên, đừng ngần ngại thay đổi, hãy tạo ra nhiều sản phẩm mang giá trị riêng doanh nghiệp.

Thống nhất hệ thống tư duy

Xây dựng dữ liệu, hình thành hệ thống tư duy tốt làm cho doanh nghiệp hoạt động tốt nhất có thể. Tìm ra các chiến thuật sáng tạo để đưa ra các giả định doanh nghiệp chính xác. Bạn nên có một kỹ năng phán đoán sự việc nhạy, tâm lý khách hàng sắp tới,.. Điều này, giúp doanh nghiệp bạn có khả năng tồn tại bất kỳ trong tình cảnh nào.

Tham khảo:   Tư duy chiến lược

Hãy nói tập nói không

Vì sao lại nói không với một số khách hàng? Bởi, khi doanh nghiệp bạn đã có chiến lược riêng và thống nhất về nhu cầu khách hàng. Bạn cần từ chối những khách hàng không tiềm năng và không có lợi đôi bên. Bên cạnh đó là cũng không nhận những hợp đồng sản phẩm, dịch vụ không cần thiết hay kém chất lượng. Tránh ảnh hưởng đến danh tiếng và độ tin cậy của doanh nghiệp.

Có sự chuẩn bị kỹ càng

Điều cuối cùng là hãy chắc chắn bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khi bắt đầu. Hãy dành nhiều thời gian chuẩn bị và nghiên cứu bất cứ nhiệm vụ nào trước khi bắt đầu. Từ việc nhỏ nhất đến việc to lớn hơn. Tập trung khai thác nhiều nguồn lực dữ liệu hỗ trợ cho dự án đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp hạn chế rủi ro khó khăn bất ngờ và đưa ra cách đối phó lập tức.

 

                                     

Xây dựng chiến lược thông minh

Các cách xây dựng chiến lược thành công

Bước 1: Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Bước 2: Phân tích và đánh giá thị trường

Bước 3: Lên kế hoạch chiến lược bán hàng

Bước 4: Đo lường và tối ưu

Một số lưu ý khác:

– Luôn chú trọng kiểm soát vào nguồn tiền doanh nghiệp. Vì để không bị thất thoát tiền một cách lãng phí. Và luôn có nguồn tiền dự trữ để cho trường hợp xấu xảy ra.

– Đi từ thị trường ngách là chiến lược thông minh giảm chi phí kinh doanh.

– Tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh là cơ hội đưa ra nhiều chiến lược khác biệt.

Tham khảo:   Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp

– Hãy luôn lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Để bạn hiểu hơn về nhu cầu họ muốn và cần cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.

– Thích nghi với thay đổi ngoài thị trường. Hãy là doanh nghiệp đón đầu xu thế.

– Cập nhật tính năng công nghệ mới vào hệ thống làm việc. Như các phần mềm công cụ quản lý, tính năng chăm sóc khách hàng,.. Chắc chắn làm tăng năng suất làm việc lên rất nhiều.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc