04. Quản Trị Bán Hàng, Tâm lý & hành vi khách hàng

Quan sát hành vi khách hàng cần thiết cho kinh doanh ngày nay

Quan sát hành vi khách hàng là yếu tố mà các nhà tiếp thị cần nghiên cứu kĩ để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình. Cùng tìm hiểu về quan sát hành vi khách hàng qua bài viết dưới đây nhé.

Quan sát hành vi khách hàng

Quan sát hành vi khách hàng

Khái niệm quan sát hành vi khách hàng

Quan sát hành vi khách hàng trong tiếng Anh gọi là: Consumer behaviour.

Có nhiều định nghĩa về hành vi khách hàng, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

– Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ.

Hay nói cách khác

hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.

Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.

Theo Kotler & Levy quan sát hành vi khách hàng

Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.

Như vậy, qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định hành vi khách hàng là:

Tham khảo:   Xây dựng kế hoạch bán hàng cho nhân viên Sales thị trường

– Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng

– Hành vi khách hàng là năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy

– Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử lí sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ về quan sát hành vi khách hàng

Ví dụ về quan sát hành vi khách hàng

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm dầu gội đầu để biết được những vấn đề sau: Tại sao khách hàng mua dầu gội đầu (để làm sạch tóc hay để trị gàu)? Họ mua nhãn hiệu nào (Clear hay Sunsilk…)? Tại sao họ mua nhãn hiệu đó (họ tin rằng nhãn hiệu đó chất lượng tốt hơn hay đang được bán giảm giá)?

Loại nào thường được khách hàng mua nhiều nhất

Mua như thế nào (mua lẻ từng chai hay mua nhiều)? Khi nào mua (mua khi cần dùng, khi đi chợ hay khi đi mua sắm vào cuối tuần)? Mua ở đâu (chợ, siêu thị hay tiệm tạp hóa)? Mức độ mua (bao lâu mua 1 lần)?…

Tìm hiểu tất cả những vấn đề trên

Quan sát hành vi khách hàng sẽ giúp cho các nhà sản xuất và kinh doanh dầu gội đầu biết được nhu cầu, động cơ sử dụng sản phẩm và thói quen mua sắm sản phẩm của khách hàng.

Các nhà tiếp thị cần nghiên cứu kĩ hành vi khách hàng nhằm mục đích nắm bắt được nhu cầu, sở thích, thói quen của họ để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tham khảo:   Bài học kinh điển của nghề sale: Bán cho tôi chiếc bút!

Ngoài ra, các nhà tiếp thị cũng rất quan tâm đến việc tìm hiểu xem những khách hàng có thấy được các lợi ích của sản phẩm họ đã mua hay không (kể cả các lợi ích xã hội nếu có) và họ cảm nhận, đánh giá như thế nào sau khi mua sắm và sử dụng sản phẩm.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm qua điều tra, khảo sát:

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm qua điều tra, khảo sát:

Khảo sát: 

Quan sát hành vi khách hàng đây là phương pháp nghiên cứu sản phẩm cơ bản và nhanh gọn nhất. Người thực hiện nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát trên một lượng khách hàng nhất định, số người được hỏi càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao. Cũng giống như nghiên cứu thị trường nói chung, có nhiều cách thực hiện điều tra, khảo sát khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, gửi thư/email hay khảo sát online.

Phỏng vấn trực tiếp: 

Phương pháp này thường được thực hiện ở những nơi đông người, hoặc những nơi có thể tìm thấy các đối tượng mà khảo sát hướng đến. Phương pháp này giúp người thực hành nghiên cứu thu được câu trả lời một cách trực tiếp và nhanh chóng. Có hai cách thức phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi – các câu hỏi thường dưới dạng trắc nghiệm và phỏng vấn sâu – cách thức tốn thời gian hơn và đòi hỏi trình độ cao hơn từ người phỏng vấn, nhưng kết quả thu được cũng chi tiết hơn.

Tham khảo:   Bán hàng bằng lý trí hay cảm xúc?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo