Trải nghiệm khách hàng

Chatbots giúp thương hiệu bỏ xa đối thủ đến mức nào? – Phần 2

Ở phần 1 của bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu qua về cách những Chatbots có thể giúp thương hiệu: Nghiên cứu thị trường, hiểu sở thích của khách hàng để cá nhân hoá nội dung trên website hay tạo trải nghiệm đặc biệt với khách hàng,v.v. Trong phần 2 này, hãy cùng khám phá những ưu thế vượt trội khác mà chatbot có thể mang lại cho doanh nghiệp nhé!

Tham khảo: Chatbots giúp thương hiệu bỏ xa đối thủ đến đâu? – Phần 1

Sử dụng Chatbots giúp doanh nghiệp tối ưu về chi phí

Sử dụng Chatbots giúp doanh nghiệp tối ưu về chi phí

7. Hiệu quả về chi phí

Một trong những lợi thế lớn nhất của chatbots là giảm đáng kể chi phí liên quan đến hỗ trợ khách hàng và duy trì khách hàng. Chatbots có thể giảm gần 30% chi phí dịch vụ do:

Chatbot có thể xử lý một lượng lớn các truy vấn của khách hàng thông thường, nên các agent chỉ phải tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn. Từ đó, số lượng agent mà thương hiệu cần để chăm sóc khách hàng sẽ giảm đi.

Bằng cách tự động hóa các quy trình khác nhau và giảm thời gian trả lời câu hỏi của khách hàng, chatbots cũng có thể làm tăng đáng kể sự hài lòng của khách hàng.

8. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Thu hút mọi người truy cập trang web chỉ là bước khởi đầu, chuyển đổi họ thành khách hàng trả phí mới là mục tiêu quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Thật may, chatbot có thể giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp theo nhiều cách.

Nhiều lần, khách truy cập không thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm và rời khỏi trang web. Trước khi họ rời đi, chatbot bật lên và hỏi khách hàng xem họ có muốn được trợ giúp hay không, sau đó, khách hàng có thể nhập truy vấn của họ và được chatbot hướng dẫn đến trang thích hợp.

Đôi khi, khách hàng có thắc mắc về cách chọn sản phẩm hoặc size phù hợp và chatbot hoàn toàn có thể hiển thị cho họ hướng dẫn để giải đáp những thắc mắc này. Khi khách hàng mua sắm qua cửa sổ trên trang web, chatbot có thể hiển thị cho họ những ưu đãi mới nhất và chính những thông tin này có khả năng thu hút và chuyển đổi khách truy cập mua hàng.

Cá nhân hoá dịch vụ dựa trên lịch sử tương tác

Cá nhân hoá dịch vụ dựa trên lịch sử tương tác

9. Dịch vụ được cá nhân hóa dựa trên lịch sử tương tác khách hàng

Khách hàng yêu thích dịch vụ được cá nhân hóa. Một chatbot ghi nhớ nội dung cuộc trò chuyện và sử dụng các chi tiết đã trao đổi để giúp khách hàng chắc chắn sẽ là một người thay đổi cuộc chơi thực sự.

Tham khảo:   Giúp khách hàng thoải mái hơn khi phải chờ đợi

Chatbots có thể sử dụng lịch sử tương tác của khách hàng để cá nhân hóa dịch vụ, mang lại cho khách hàng cảm giác giống như khi bước vào cửa hàng và gặp một nhân viên nhớ họ từ lần ghé thăm trước.

Những chatbot này không chỉ làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp mà còn giảm thời gian giải quyết các truy vấn. Do chatbot ghi nhớ lịch sử tương tác trước đó nên khách hàng không bắt buộc phải lặp lại thông tin, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và giảm thất vọng của khách hàng khi liên tục phải nhắc đi nhắc lại những chi tiết của cùng một câu chuyện.

Gần 58% người dùng cảm thấy rằng chatbots đã thay đổi tích cực kỳ vọng của họ về bộ phận hỗ trợ khách hàng.

10. Hướng dẫn khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp

Các chatbot thông minh hoạt động vì lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp cũng như khách hàng. Bạn có thể đã tạo các hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng các sản phẩm khác nhau và các bài blog viết về cách chọn sản phẩm phù hợp. Nhưng nhiều khi, khách hàng chưa biết cách tìm thông tin đó ở đâu.

Tham khảo:   3 Ví dụ điển hình về trải nghiệm khách hàng CX vượt trội

Không có thông tin cần thiết làm giảm khả năng đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng. Một khách hàng đã mua một sản phẩm không phù hợp có thể không hài lòng với doanh nghiệp và có thể tìm đến đối thủ cạnh tranh của mình để mua hàng.

Nhưng thật may mắn khi chatbot có thể ngăn điều này xảy ra. Chatbot hỏi khách hàng nếu họ muốn trợ giúp và điều hướng họ đến các hướng dẫn hoặc bài đăng trên blog để họ chủ động tìm hiểu thêm thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn, từ đó, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Chatbots cũng có thể cảnh báo khách hàng nếu tài khoản của họ sắp hết hạn và cung cấp cho họ những ưu đãi mới nhất. Đôi khi, chatbot có thể hướng dẫn những khách hàng chưa mua hàng chỉ bằng cách trò chuyện với họ và đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp.

Nhắm mục tiêu hiệu quả hơn

Nhắm mục tiêu hiệu quả hơn

11. Tạo chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn và nhắm đúng mục tiêu

Khách hàng của bạn đến từ nhiều nguồn khác nhau và nhu cầu của mỗi người cũng là khác nhau. Do vậy, một chiến dịch tiếp thị duy nhất nhắm mục tiêu đến tất cả khách hàng sẽ khó mà đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Trong trường hợp này, chatbots lại đặc biệt phát huy vai trò của mình nhờ khả năng có thể hiểu hình thức tiếp thị nào phù hợp với tính cách của người mua. Bởi, khi một người truy cập trang web, chatbot có thể phân loại họ theo nhóm tính cách người mua nào – tùy thuộc vào lịch sử tương tác của họ và sau đó gửi mẫu quảng cáo phù hợp cho khách truy cập.

Khách hàng có nhiều khả năng phản hồi chiến dịch tiếp thị phù hợp hơn với họ và điều đó sẽ cải thiện hiệu quả của chiến lược tiếp thị của thương hiệu.

Tham khảo:   4 cách nhà tiếp thị có thể tận dụng tốt hơn dữ liệu khách hàng

Chatbots là tương lai của dịch vụ khách hàng. Với khả năng đang không ngừng được cải thiện từng ngày, các chuyên gia dự đoán rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm 2,5 tỷ giờ phục vụ khách hàng vào năm nếu họ chuyển sang sử dụng chatbots. Do vậy, lựa chọn chatbot phù hợp cũng rất quan trọng để thương hiệu có thể tiết kiệm nguồn lực cũng như khác biệt so với đối thủ.

Theo Mitul Makadia

Bài liên quan:

  • 10 cách để Chatbot “bắt chuyện” tự nhiên nhất với khách hàng
  • Masterskills Chatbot Là Gì? Các Mẫu Sử Dụng
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo