Quản lý hiệu suất nhân viên

Chi Tiết 7 Công Cụ Quản Lý Chất Lượng Hiệu Quả

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với hệ tư tưởng Kaizen, Lean 6 sigma, v.v mà còn được biết tới với bộ công cụ thống kê và quản lý chất lượng hiệu quả – 7 công cụ quản lý chất lượng.

Vậy các công cụ quản lý chất lượng này là gì? Vai trò của 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất như thế nào? Cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Lịch sử bắt đầu của 7 công cụ quản lý chất lượng

Được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, do ảnh hưởng của chiến tranh các công ty Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn để khắc phục tình trạng này, hiệp hội Kỹ sư Nhật Bản đã đưa ra quyết định tạo ra hệ thống công cụ thống kê trong quản lý chất lượng các tầng lớp cán bộ Nhật.

Bộ công cụ được đặt tên là 7 công cụ quản lý chất lượng, đến nay đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới bên cạnh hệ tư tưởng Kaizen.

Có thể thấy, nếu không ứng dụng các công cụ thống kê thì việc cải tiến chất lượng sẽ không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ thống kê, việc áp dụng công cụ nào để phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp lại là một bài toán khó.

Nhờ bộ các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng của các chuyên gia Nhật Bản đã giúp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan tới quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp đối mặt phải.

7 công cụ quản lý chất lượng

7 công cụ quản lý chất lượng bao gồm: 

  • Check sheets – Phiếu kiểm soát
  • Charts – Biểu đồ
  • Cause and Effect Diagram – Biểu đồ nhân quả
  • Pareto analysis – Biểu đồ Pareto
  • Histogram – Biểu đồ mật độ phân phối
  • Scatter Diagram – Biểu đồ phân tán
  • Control Chart – Biểu đồ kiểm soát

Trong 7 công cụ này, công cụ check sheets (phiếu kiểm soát) được đưa vào ứng dụng sớm nhất, từ ngay sau thế chiến thứ 2. Biểu đồ Pareto và biểu đồ kiểm soát bắt đầu được áp dụng từ đầu thế kỷ XX. 

Các công cụ quản lý chất lượng có vai trò quan trọngCác công cụ quản lý chất lượng có vai trò quan trọng
Các công cụ quản lý chất lượng có vai trò quan trọng

Chi tiết 7 công cụ quản lý chất lượng

Cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết từng công cụ và vai trò của các công cụ quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất như thế nào nhé.

Tham khảo:   10 Lợi Ích, Ý Nghĩa Của Làm Việc Nhóm Đối Với Cá Nhân Và Doanh Nghiệp

Check sheets – Phiếu kiểm soát

check-sheetcheck-sheet
Ví dụ về Check sheet/Tally sheet trong ngành may mặc

Check sheets là một phương tiện lưu trữ đơn giản, giúp doanh nghiệp thống kê các dữ liệu cần thiết và xác định thứ tự ưu tiên của các dữ liệu.

Phiếu kiểm soát có thể được coi là một dạng hồ sơ lưu trữ các hoạt động trong quá khứ, đồng thời cũng cho phép doanh nghiệp thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan nhất. Đây là một trong các công cụ quản lý sản xuất được sử dụng phổ biến.

Phiếu kiểm soát thường để dùng để kiểm tra:

  • Sự phân bổ số liệu của một chỉ tiêu trong quá trình sản xuất
  • Xác nhận công việc
  • Các dạng khuyết tật
  • Nguồn gốc gây ra khuyết tật sản phẩm
  • Vị trí các khuyết tật trên sản phẩm

Nhờ việc thu thập thông tin qua các phiếu kiểm soát này giúp doanh nghiệp theo dõi các sự kiện theo trình tự hoặc vị trí. Các phiếu này sau đó có thể được sử dụng để xây dựng biểu đồ tập trung, biểu đồ Pareto.

Charts – Biểu đồ

Biểu đồ – charts thể hiện mối tương quan giữa các đại lượng hoặc các số liệu. Qua đây, các dữ liệu được trực quan hóa giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin.

Có đa dạng các loại biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ mạng nhện, v.v. 

Cause and Effect Diagram – Biểu đồ nhân quả

cause and effect diagramcause and effect diagram
Cause and Effect/Fishbone diagram

Biểu đồ với hình dạng xương cá thống kê danh sách các nguyên nhân có thể gây ra kết quả. Biểu đồ nhân quả hay biểu đồ xương cá do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. 

Biểu đồ xương cá giúp phát hiện nguyên nhân của vấn đề nhanh nhất có thể. Qua đó, đưa ra cách khắc phục cho các vấn đề này một cách kịp thời và đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất.

Công cụ được sử dụng nhiều nhất trong việc phát hiện nguyên nhân và khuyết tật trong quá trình sản xuất. Các khóa đào tạo thực hành Lean 6 sigma hiện nay thường được áp dụng công cụ này.

Tham khảo:   Deep Work Là Gì? Làm Thế Nào Để Deep Work Hiệu Quả

Biểu đồ nhân quả có đặc trưng là giúp giúp liệu kê và xếp loại các nguyên nhân tiềm ẩn chứ không đưa ra phương pháp loại trừ nó.

Pareto analysis – Biểu đồ Pareto

biểu đồ paretobiểu đồ pareto
Các biểu đồ giúp doanh nghiệp xác định được các vấn đề liên quan đến sản phẩm

Đây là một dạng biểu đồ được sử dụng để phân loại các nguyên nhân tác động tới sản phẩm. Qua biểu đồ Pareto, doanh nghiệp sẽ biết được những nguyên nhân nào cần được tập trung xử lý, những vấn đề ưu tiên cần được xử lý. Đồng thời, còn giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả từ việc cải tiến.

Biểu đồ Pareto được áp dụng khi phân tích dữ liệu có liên quan tới việc quyết định nguyên nhân nào có ảnh hưởng nhất tới vấn đề của doanh nghiệp.

Giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp theo hướng từ nguyên nhân gốc rễ khi sử dụng biểu đồ pareto trong quản lý chất lượng sẽ mang lại hiệu quả gấp nhiều lần.

Histogram – Biểu đồ mật độ phân phối

histogramhistogram
Histogram (Nguồn: ASQ)

Biểu đồ mật độ phân phối là một dạng biểu đồ cột đơn giản, tổng hợp các điểm dữ liệu nhằm thể hiện tần suất của sự việc đó.

Histogram có nhiệm vụ theo theo dõi sự phân bố các thông số của quá trình nhằm đánh giá năng lực của quá trình đó có đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm không. Đồng thời, thể hiện tần suất xuất hiện của các vấn đề.

Áp dụng để phòng ngừa trước lúc các vấn đề có thể xảy ra.

Scatter Diagram – Biểu đồ phân tán

scatter diagramscatter diagram
Scatter Diagram này minh hoạ mối quan hệ giữa Input X và Output Y (Nguồn: ASQ)

Biểu đồ biểu diễn các giá trị quan sát được của một biến bằng từng điểm nhỏ với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Qua đó, chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố.

Biểu đồ phân tán giúp giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của hai yếu tố này. Nhờ việc phân tích biểu đồ có thể thấy được sự phụ thuộc giữa các yếu tố.

Control Chart – Biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ kiểm soát – control chart được thể hiện bằng các đường giới hạn được tính toán bằng phương pháp thống kê nhằm theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính của sản phẩm, sự thay đổi của quy trình để kiểm soát mọi dấu hiệu bất thường xảy ra khi có tín hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ.

control chartcontrol chart
Ví dụ về Control Chart đo lường phần trăm sai sót trong may mặc

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về công cụ quản lý chất lượng mà Masterskills muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều giá trị hữu ích về 7 công cụ quản lý chất lượng hiệu quả, cũng như tính ứng dụng của bộ công cụ trong sản xuất.

Tham khảo:   Các Bước Xây Dựng Quy Trình Đánh Giá Nhân Viên Hiệu Quả

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills giải đáp chi tiết nhé.

Tham khảo: 7 QC Tools in Apparel industry

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo