04. Quản Trị Bán Hàng, Marketing bằng cách kể chuyện

Storytelling – Nghệ thuật kể chuyện chạm cảm xúc khách hàng

Storytelling được biết đến như là câu chuyện thương hiệu chạm tới cảm xúc khách hàng và là phương pháp marketing được sử dụng rộng rãi. Vậy Storytelling là gì?

1. Storytelling là gì?

Storytelling (kể chuyện) – nghệ thuật kể chuyện bằng ngôn từ và hình ảnh là hình thức marketing thông qua việc xây dựng, phát triển và những câu chuyện đặc sắc và có chứa sự liên quan tới thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp. Storytelling là phương pháp giúp thương hiệu trở nên gần gũi với khách hàng và tạo nên sợi dây cảm xúc kết nối khách hàng và thương hiệu.

Hình thức marketing này được rất nhiều Marketer sử dụng cho chiến dịch truyền thông như một điểm chạm để tác động vào cảm xúc và truyền tải thông điệp tới khách hàng mục tiêu.

Storytelling trải qua sự hình thành và phát triển từ 3 giai đoạn: Văn hóa truyền miệng, văn hóa đọc và văn hóa truyền tải qua công nghệ thông tin.

2. Lợi ích của Storytelling đối với doanh nghiệp

2.1. Truyền thông và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp

Một câu chuyện chứa đựng toàn bộ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp sẽ bổ sung thông tin cho khách hàng hiểu về tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của thương hiệu.

Một câu chuyện thực tế, sống động, dễ hiểu và dễ nhớ sẽ đem lại nhận thức sâu sắc và thiện cảm về doanh nghiệp cho khách hàng. Dẫn dắt khách hàng tìm hiểu và quan tâm hơn về doanh nghiệp. Có thể nói Storytelling là phương thức Marketing độc đáo, tự nhiên đem lại hiệu quả lớn.

2.2. Tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp

Trong thị trường sẽ luôn có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một phân khúc và cạnh tranh lẫn nhau. Cho nên doanh nghiệp càng có nhiều yếu tố riêng biệt càng nổi bật và thu hút được khách hàng hơn với đơn thủ. Không chỉ vậy cảm xúc còn là một yếu tố chi phối quyết định mua hàng rất lớn. Nghiễm nhiên một doanh nghiệp có câu chuyện thu hút mang thông điệp giá trị sẽ tác động đến cảm xúc và thu hút khách hàng hơn hẳn đối thủ. Và khi khách hàng bởi thu hút bởi yếu tố cốt lõi, chiều sâu của doanh nghiệp việc mua sản phẩm, dịch vụ sẽ trở lên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

2.3. Thấu hiểu tâm lý để thu hút khách hàng

Mỗi câu chuyện sẽ mang một ý nghĩa riêng và sẽ bộc lộ cho khách hàng về hành trình, hoạt động của doanh nghiệp. Và những câu chuyện dựa theo những sự việc đã xảy ra càng mang đến hiệu quả tốt trong việc tác động tâm lý khách hàng. Và chúng sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý khách hàng từ đó thu hút họ tiếp cận doanh nghiệp.

2.4. Tạo thêm nhiều khách hàng trung thành

Storytelling chứa đựng tất cả tầm nhìn của một doanh nghiệp. Khi đã thấu hiểu doanh nghiệp và có trải nghiệm về sản phẩm dịch vụ, khách hàng sẽ tin tưởng và yêu thích thương hiệu. Và về lâu dài họ sẽ trở khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

2.5. Thúc đẩy năng suất làm việc và tạo sự gắn kết giữa nhân viên với công ty 

Storytelling còn được sử dụng như một công cụ truyền thông nội bộ để kể những câu chuyện xoay quanh lịch sử công ty, tầm nhìn, mục tiêu phát triển,… Trong những câu chuyện đó, nhân viên có vai trò là yếu tố trung tâm và đóng góp một phần quan trọng. Việc làm này khiến nhân viên hiểu rõ hơn về giá trị của doanh nghiệp, từ đó tăng niềm tin của nhân viên vào công ty và thúc đẩy động lực làm việc.

Tham khảo:   4 cách "kể chuyện" khiến khách hàng dễ bị thuyết phục nhất: Dù là người bán hàng nhỏ hay nhà kinh doanh lớn đều nên biết!

3. Các dạng Storytelling phổ biến

3.1. Data storytelling 

Là phương pháp kể chuyện thông qua con số thực tế hoặc chữ viết nhằm cung cấp thông tin quan trọng đến khách hàng mục tiêu một cách đầy đủ, sống động, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Data storytelling tốt sẽ tập hợp đủ 3 yếu tố: Dữ liệu, hình ảnh và cốt truyện. Hình thức này đưa ra những thông tin hữu ích và quan trọng nhất theo một trình tự dễ hiểu nhất để công chúng có thể nắm bắt dễ dàng và đưa ra được những quyết định chính xác.

3.2. Visual storytelling

Visual Storytelling (kể câu chuyện bằng hình ảnh) là phương pháp sử dụng nội dung trực quan (video, hình ảnh minh họa) để truyền đạt một câu chuyện. Và từ đó khơi gợi cảm xúc, định hướng công chúng tới một nội dung mà doanh nghiệp mong muốn.  Ta có thể thấy nó xuất hiện ở các bài viết trên mạng xã hội, infographic, motion graphic,..

4. Cách viết Storytelling thu hút 

Bước 1: Lựa chọn cốt truyện phù hợp

Có rất nhiều cốt truyện để bạn chọn lựa và sử dụng như: Từ tồi tệ đến thành công, vượt qua quái vật, hành trình của người hùng, chinh phục và “ hoài niệm – chân lý”. Việc lựa chọn cốt truyện phù hợp với doanh nghiệp khiến bạn có thể triển khai câu chuyện một cách trơn tru nhất.

Bước 2: Xác định góc nhìn trong câu chuyện

Hai đối tượng cần phải xác định trong mỗi câu chuyện là nhân vật chính và người nghe. Nhân vật chính ở đây có thể bất cứ đối tượng nào cho nên cần xác định rõ đối tượng để triển khai câu chuyện.

Ngoài ra người viết cần đặt bản thân vào vị trí của đối tượng mà doanh nghiệp muốn truyền tải để có thể hiểu được những mong muốn, nhu cầu của họ. Nói cách khác, ta cần có cái nhìn đa chiều nhiều góc độ để có thể kể tốt câu chuyện doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng cốt truyện

Giống như việc tập làm văn trên ghế nhà trường, Storytelling cần được phác thảo chi tiết đảm bảo cho các tình tiết, yếu tố trong câu chuyện liên kết chặt chẽ, xuyên suốt với nhau.

Một cốt truyện chỉn chu, mạch lạc và xuyên suốt sẽ giúp độc giả có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt tốt hơn. bên cạnh đó việc xây dựng cốt truyện sẽ giúp ta phát hiện được những lỗ hổng cũng như xác định được đúng nội dung, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Bước 4: Đào sâu vào tâm lý khách hàng

Một câu chuyện thu hút, tác động được tới cảm xúc khách hàng là câu chuyện có chiều sâu và khai thác đúng insight của đối tượng mục tiêu. Cho nên cần tìm hiểu kỹ về đối tượng câu chuyện hướng tới để có thể nắm bắt trúng tâm tư, nguyện vọng và khơi gợi được sự đồng cảm từ khách hàng.

Bước 5: Bổ sung dẫn chứng

Dẫn chứng thực tế là một yếu tố không thể bỏ qua trong Storytelling. Chúng sẽ khiến câu chuyện trở nên thực tế và thuyết phục hơn. Việc lồng ghép các dẫn chứng vào câu chuyện không chỉ khiến truyện kể trở lên hấp dẫn hơn mà còn tăng tính chân thực, gần gũi hơn với khách hàng.

Tham khảo:   25 Tuyệt chiêu bán hàng không thể chối từ

Bước 6: Tạo ra “người hùng” của câu chuyện

Đây là nhân vật “ điểm sáng” của câu chuyện, người vượt qua các trở ngại để thành công hoặc có ý nghĩa đặc biệt đối với mọi người. Và đây sẽ là nhân vật khiến mọi người yêu thích, quý mến khiến họ nhớ đến cậu chuyện và có thiện cảm với thương hiệu hơn.

5. Những lưu ý khi viết Storytelling

  • Đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị lên ý tưởng và nội dung.
  • Nội dung câu chuyện cần mạch lạc, rõ ràng có tính liên kết. Bố cục cần đầy đủ theo trình tự mở đầu, diễn biến, giải pháp và kết cục
  • Sử dụng giọng văn phù hợp, hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Cần có góc nhìn đa chiều, nắm bắt được quan điểm, mong muốn và cảm xúc của đối tượng doanh nghiệp hướng đến
  • Nên viết ngắn gọn, tập trung vào nội dung câu chuyện, không viết lan man.
  • Cần có các dẫn chứng thực tế, thuyết phục tăng tính chân thực giúp câu chuyện trở lên gần gũi dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.

6. Một số ví dụ về Storytelling

Mcdonald’s: Tái hiện công trình kiến trúc biểu tượng của Hà Nội bằng khoai tây chiên, mừng khai trương cửa hàng đầu tiên tại thủ đô

Ngày 2/12/, McDonald’s  đã có cửa hàng đầu tiên tọa lạc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Để gửi một lời thông báo đáng yêu đến các khách hàng tại đây, McDonald’s đã bắt tay với agency Leo Burnett (chi nhánh Việt Nam) triển khai campaign ra mắt độc đáo: Print ads mô tả các kiến trúc nổi bật của Hà Nội được tạo hình từ khoai tây chiên.

Cụ thể, McDonald’s đã dùng những thanh khoai tây chiên đặc trưng của thương hiệu để tái hiện bốn công trình kiến trúc: chùa Một Cột, cầu Thê Húc, nhà thờ Lớn, Văn Miếu Quốc Tử Giám và đây là những kiến trúc biểu tượng và mang ý nghĩa văn hoá đặc biệt đối với người dân thủ đô Hà Nội. Không chỉ vậy thương hiệu còn khéo léo đính kèm mô tả ngắn gọn về ý nghĩa và nguồn gốc lịch sử của kiến trúc.

Bên cạnh bốn kiến trúc biểu tượng, McDonald’s không quên công trình bằng khoai tây chiên mô tả cửa hàng đầu tiên của McDonald’s tại thủ đô.

Thương hiệu viết: “Tọa lạc tại trung tâm lịch sử của Hà Nội ở Hoàn Kiếm, cửa hàng đánh dấu bước đầu của quá trình McDonald’s trở thành một phần trong văn hoá Hà Nội”.

Ngay trong ngày đăng tải print ads trên kênh truyền thông Facebook, chiến dịch của McDonald’s đã nhận về hơn 35.000 lượt “thích” và “yêu thích” từ người dùng.

Di tích nhà tù Hỏa Lò – Kể chuyện lịch sử qua trang tìm kiếm “sọp pe”

Fanpage Di tích nhà tù Hỏa Lò vốn được cư dân mạng yêu thích với những nội dung không chỉ duyên dáng mà còn vô cùng sáng tạo không khô khan mà vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử.

Mới đây Fanpage tiếp tục cho thấy khả năng sáng tạo đầy ấn tượng trong bài viết về sự kiện Pháp rút quân khỏi Hà Nội. Thay vì sử dụng tranh minh họa hoạt hình hoặc các hình thức visual khác, đội ngũ admin đã thực hiện vài thao tác Photoshop cơ bản trên giao diện tìm kiếm của “sọp pe” (Shopee).

Tham khảo:   Tổng Hợp Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến Nhất Cho Vị Trí Giám Sát Bán Hàng

Với từ khóa “Lính Pháp ở Hà Nội sau ngày 10/10/1954” trả ra kết quả “Không tìm thấy kết quả nào” đã đủ để truyền tải một cột mốc lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội vô cùng hài hước nhưng không kém phần ấn tượng. Bài đăng tiếp tục nhận được cơn mưa lời khen và loạt bình luận muốn được “đi tù” một chuyến để học khóa sáng tạo nội dung của di tích.

Câu chuyện về Tom Shoes

Câu chuyện của Tom Shoes kể về người sáng lập thương hiệu Tom Shoes là Blake Mycoskie. Trong chuyến du lịch năm 2006 tại Argentina, Blake Mycoskie đã chứng kiến cảnh tượng khó khăn của trẻ em ở đây khi đến đôi giày các bé cũng không có.

Và ông đã sáng lập tạo thương hiệu giày Tom Shoes để có thể góp phần giúp đỡ trẻ em nơi đây. Vậy là với mỗi đôi giày được bán ra Tom Shoes sẽ tặng một đôi giày cho những trẻ em cần đến. Sau hơn 13 năm thực hiện, Tom Shoes đã trao gần 100 triệu đôi giày cho những trẻ em khó khăn trên khắp thế giới.

Chính việc tích hợp việc kinh doanh và làm từ thiện, “một đôi giày bán ra sẽ tặng kèm một đôi giày cho trẻ em cần chúng”, điều này ngụ ý rằng ủng hộ Tom Shoes cũng chính là đóng góp giúp đỡ trẻ em khó khăn trên thế giới. Và với hơn 13 năm thực hiện, Tom Shoes đã tặng gần 100 triệu đôi giày cho những trẻ em khó khăn trên khắp thế giới.

6. Kết luận

Storytelling tương tự như những phương pháp Marketing khác đều hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu và thúc đẩy gia tăng doanh số cho doanh nghiệp. Tuy chỉ là một yếu tố nhỏ của Marketing xong nếu các marketer biết sử dụng một cách khéo léo sẽ đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo