04. Quản Trị Bán Hàng, Marketing bằng cách kể chuyện

5 Cách để sử dụng phương pháp Visual Storytelling trong Marketing

Bạn muốn có một sự kết nối sâu hơn với khách hàng của mình? Vậy bạn đã bao giờ xem xét về việc dùng hình ảnh để chia sẻ những câu chuyện trong chiến dịch marketing của mình chưa?

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm ra được 5 cách để thu hút khách hàng qua những câu chuyện được kể bằng nội dung hình ảnh.Kể chuyện bằng hình ảnh (Visual Storytelling) là gì?

Các nhà tâm lý học, các chuyên gia hành vi và các visual marketers đều cho rằng ảnh hưởng của các yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp chiếm khoảng 93%. Có một câu nói kinh điển về chuyện này, đó là “Một bức tranh đáng giá hàng ngàn từ ngữ”.  Nhưng trong một thế giới mà truyền thông thương hiệu đang ngày càng được thúc đẩy bởi những nội dung trực quan, các phương thức truyền thông sử dụng hình ảnh mới mẻ và có sức ảnh hưởng đang liên tục nổi lên. Trên thực tế, 1 phút trong video có giá trị bằng 1.8 triệu từ, theo Forrester Research. Vì vậy, dễ hiểu rằng vì sao mà người dùng không mấy sẵn sàng tương tác với nội dung mang thiên hướng văn bản, sử dụng quá nhiều chữ.

Kể chuyện bằng hình ảnh (Visual Storytelling) là một chiến lược sử dụng nội dung trực quan để truyền đạt một câu chuyện. Một nội dung dù nhỏ nhưng hiệu quả trong storytelling sẽ khơi dậy được một phản ứng có cảm xúc, định hướng người đọc và hướng người đọc đến một kết luận cụ thể nào đó. Storytelling có thể xuất hiện trong một phần nội dung đơn lẻ – chẳng hạn như một đồ họa chuyển động (motion graphic), một đồ họa thông tin (infographic) hoặc các bài viết trên mạng xã hội – hoặc từ một số nội dung được kết nối và bổ sung thêm, cũng có thể có tạo nên lối kể chuyện (bằng hình ảnh) này.

Một số doanh nghiệp chọn cách chia sẻ về các nhà lãnh đạo của công ty đó hoặc là kể về câu chuyện hành trình thành lập nên thương hiệu – là nguồn cảm hứng cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn không có kiểu lịch sử như vậy để kể, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng thương hiệu của mình liệu không có chuyện gì hấp dẫn đáng để chia sẻ chăng?Dĩ nhiên là bạn có, nên là đừng lo về điều đó! Hãy kể về những thứ chẳng hạn như

Làm thế nào mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn? Làm thế nào mà khách hàng của bạn cảm thấy đời họ sẽ “lên mây” nếu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó?

Hãy tạo nên một câu chuyện về việc trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp đến với khách hàng, có thể là khách hàng thật hoặc khách hàng giả định nào đấy. Doanh nghiệp của bạn đã có sẵn một câu chuyện rồi nhưng không thể kể chuyện đó trong một văn bản dài chi chít toàn chữ và chữ được. Nếu muốn người đọc lắng nghe mình, bạn phải khai thác sức mạnh của việc kể chuyện bằng hình ảnh. Sau đây là 5 cách để bạn thực hiện điều đó với nội dung hình ảnh của mình.

#1: Chia sẻ về nguồn gốc của bạn

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, có rất nhiều câu chuyện tiềm năng mà thương hiệu của bạn có thể khai thác. Một trong những mẩu chuyện đầy tiềm năng chính là kể về nguồn gốc của chính doanh nghiệp đó.

: Khám phá câu chuyện sáng lập “đế chế kỳ lân” Airbnb

Tham khảo:   7 "mẹo vàng" để chào hàng qua điện thoại

Câu chuyện kiểu này có thể là về việc công ty của bạn được thành lập như thế nào, tại sao lại được thành lập, hoặc cũng có thể là một vài câu chuyện kết hợp cả hai điều trên.

Bạn cũng có thể chia sẻ về những vấn đề mà những nhà sáng lập thấy rằng họ muốn giải quyết hay là có ý tưởng nào được nảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh không?

Ngoài ra bạn cũng có thể kể về những thách thức nào mà công ty đã phải vượt qua để đạt được vị thế như ngày hôm nay. Câu chuyện về nguồn gốc công ty đặc biệt thích hợp để xuất hiện dưới dạng video hoặc motion graphic, những dạng mà có thể giúp người xem dễ nắm bắt được câu chuyện hơn thông qua lối dẫn chuyện tuyến tính và dễ kiểm soát được nội dung truyền tải hơn so với phương tiện có tính tương tác, thường được ưu tiên cho việc hướng dẫn người dùng tự khám phá ra nội dung được truyền tải.

Có thể nhận thấy là, không có giới hạn thực sự nào trong cách sản xuất một video như vậy. Điều quan trọng là phải tìm ra cách tiếp cận phù hợp với thương hiệu của bạn.

Hãy cùng xem qua hai ví dụ hoàn toàn khác nhau về cách kể chuyện bằng hình ảnh được sử dụng trong video để kể một câu chuyện về nguồn gốc doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những điều này đã phản ánh được cách mà các doanh nghiệp đang xây dựng tên tuổi của họ như thế nào. Câu chuyện về LEGO còn có thể là gì khác ngoài hoạt hình?

 

 

Tuy nhiên, điều xuất sắc không chỉ nằm ở việc lựa chọn kiểu hoạt hình (animation) cho video mà thực tế còn là việc motion graphic này được nhắm đến trẻ em – đối tượng có nhiều khả năng sử dụng sản phẩm nhất. Bố cục hình ảnh của motion graphic này được xây dựng tựa như một bộ phim cổ tích, nên là trẻ em cũng có thể xem được như người lớn. Và phản ứng của những đứa trẻ xem đoạn video đó gần như là bị mê hoặc và đó chính xác là điểm mấu chốt. Một câu chuyện về nguồn gốc của một thương hiệu phải tạo nên được một sự kết nối mật thiết với người xem.

Với Burberry, họ đã sử dụng một lối tiếp cận điện ảnh hơn để kể câu chuyện sáng lập thương hiệu mình, sử dụng kỹ thuật quay phim chất lượng cao, hình ảnh đan xen, âm nhạc bao trùm và các đoạn cắt nhanh gần giống với một đoạn film trailer:

 

 

Video thành phẩm gợi lên sự cách điệu cầu kỳ và chất lượng cao cấp của chính sản phẩm, cũng như là một lối sống mà những người mặc những sản phẩm đó cũng không ngần ngại theo đuổi. Chắc chắn rằng video và đồ họa chuyển động (motion graphic) là những phương tiện truyền thông hữu ích để chia sẻ những câu chuyện về nguồn gốc của doanh nghiệp bạn nhưng đó không phải là những công cụ duy nhất.

Nếu bạn có lịch sử 50 năm phong phú như Tổ chức tài trợ quốc gia vì nghệ thuật (NEA), thì một video bao gồm tất cả mọi thứ có lẽ là quá dài và quá chi tiết, có thể khiến người xem mất tập trung. Vì vậy, thay vào đó bạn có thể chọn cách tiếp cận có tính tương tác để kể chuyện bằng hình ảnh. Trong trường hợp của NEA, họ đã chọn một dòng thời gian có tính tương tác (interactive timeline) mà người dùng có thể khám phá theo tốc độ riêng của họ.

Tham khảo:   4 Loại hành vi của người tiêu dùng

Cách tiếp cận này cho phép người dùng theo dõi được những gì mà họ quan tâm nhất – cùng nhau tạo nên câu chuyện. Do nội dung tương tác có thể gia tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi, nên đây là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy mức độ tương tác thực.

Nếu bạn chọn việc sử dụng video hay video hoạt hình để kể câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu, một vấn đề khác sẽ nảy sinh: Làm thế nào để bạn sử dụng tối ưu những video này trên tất cả các kênh truyền thông xã hội của mình?

Suy cho cùng, chỉ riêng trên Instagram, thời lượng video tối đa cho một bài đăng là 60s, trong khi đó ở chế độ Instagram Stories chỉ là 15s. Những giới hạn này sẽ thay đổi giữa các nền tảng khác nhau. Và không chỉ quan tâm đến độ dài video, bạn còn phải lưu ý đến sự thay đổi của các kích thước trong video.

Có nhiều cách tiếp cận để giải quyết vấn đề phức tạp này và trên thực tế, tất cả những vấn đề đó đều giúp cho video của bạn tiến xa hơn. Có nghĩa là, có nhiều cách để sử dụng lại video hoặc motion graphic cho phương tiện truyền thông xã hội và các mục đích quảng bá khác để bạn có thể nhận lại được nhiều hơn từ khoản đầu tư của mình.

Để hình dung điều này, lấy ví dụ video LEGO có một số nhân vật khá quan trọng, bao gồm cả chính người sáng lập công ty, Ole Kirk Christiansen. Vào thời điểm cơ hàn, Christiansen đã tận dụng kỹ năng làm mộc của mình để bắt đầu chế tạo đồ chơi.

Những nhân vật này có thể được tái sử dụng nhiều lần trên các tài liệu quảng cáo của LEGO. Chúng có thể là những chỉ dẫn hướng mọi người đến trang đích (landing page) hoặc là hình ảnh minh họa cho một đồ họa thông tin (infographic) có tính tương tác để dẫn chuyện theo một cách khác. Trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn có thể kể câu chuyện theo từng phần nhỏ, tập trung vào các nhân vật riêng lẻ trong các ảnh GIFs ngắn, các đoạn MP4, là các đoạn trích của video dài hoặc trong ảnh tĩnh từ video.

Ví dụ: hãy tưởng tượng ảnh chụp màn hình sau đây là một bài đăng trên Twitter hoặc Instagram kèm theo dòng chữ, “Bạn có biết rằng người sáng lập của LEGO đã thành lập công ty sản xuất đồ chơi cho bốn con trai của mình không?” Sau đó, bạn có thể cố gắng khơi mào cuộc trò chuyện bằng một câu hỏi: “Món đồ chơi yêu thích của bạn khi còn nhỏ là gì? (Tất nhiên là ngoài LEGO ra!)”

Hãy nhớ rằng, bạn cần phải điều chỉnh kích thước của ảnh tĩnh hoặc ảnh chụp màn hình tùy thuộc vào nền tảng mà những tấm ảnh đó sẽ xuất hiện. Để minh họa, đối với một bài đăng trên bản tin Instagram theo hình vuông điển hình, bạn có thể đặt tỉ lệ là 1:1.

Bằng cách định dạng và sử dụng lại video của mình, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng tạo ra nhiều nội dung hoạt động trên các kênh xã hội và tiếp tục hướng lưu lượng truy cập đến video của bạn trong thời gian dài.

Bạn có thể thực hiện cách tiếp cận tương tự để chia sẻ không chỉ các ảnh tĩnh khác mà còn cả các dữ liệu được hình ảnh hóa và các clip dạng ngắn từ một video dài hơn. Điều này sẽ giúp video có sức hút hơn trong một khoảng thời gian dài nhất định và đảm bảo rằng tiềm năng của video đang được sử dụng một cách tối đa trên các kênh xã hội của bạn.

Tham khảo:   14+ Kỹ năng chăm sóc khách hàng quan trọng với mọi nhân viên

#2 Chia sẻ về khát vọng của công ty

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn không có câu chuyện đặc biệt hấp dẫn nào để kể, bạn vẫn có thể sử dụng sức mạnh của việc kể chuyện bằng hình ảnh để minh họa về những gì doanh nghiệp của bạn hy vọng đạt được. Những câu chuyện đầy khát vọng này không chỉ dừng lại ở mục tiêu bán hàng mà còn nhấn mạnh vào cách mà sản phẩm, dịch vụ đó hoặc doanh nghiệp đó nói chung sẽ khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Chia sẻ về câu chuyện trách nhiệm công ty – về cách mà doanh nghiệp bạn đang cống hiến cho cộng đồng như thế nào hoặc chiến đấu cho một lý do xứng đáng nào đấy – sẽ vô cùng hiệu quả với Thế hệ Z, thế hệ chiếm 32% dân số thế giới và do đó đây là một tỉ lệ đáng kể và ngày càng tăng trong hầu hết mọi đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Như nhiều chuyên gia marketing đã quan sát, Thế hệ Z có xu hướng ưu tiên các thương hiệu có ý thức về xã hội và hoạt động để cống hiến cho cộng đồng. Sự thành công của những chiến dịch marketing như chiến dịch #LikeaGirl của Always đã làm nổi bật điều này. 

Vì vậy, nếu công ty của bạn đang làm điều gì đó đầy cảm hứng để biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn thì đã đến lúc để chia sẻ câu chuyện đó mọi người biết. Ben and Jerry’s là một ví dụ tuyệt vời về một thương hiệu thay vì chia sẻ quá khứ của mình, họ muốn đi tiên phong trên nhiều mặt trận vì một tương lai tốt đẹp hơn. Ben and Jerry’s đưa sứ mệnh của họ về thực phẩm bền vững (sustainable foods) và nền nông nghiệp có nguồn gốc và có trách nhiệm (responsibly sourced agriculture) lên hàng đầu trong những tài liệu marketing của họ

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo