Trải nghiệm khách hàng

Feedback của khách hàng: tài sản vô giá giúp doanh nghiệp đột phá

Thương hiệu đang tìm kiếm một giải pháp để phát triển theo cấp số nhân thông qua kết nối mạnh mẽ hơn với đối tượng mục tiêu của mình? Nếu vậy, lựa chọn đầu tiên là nên cân nhắc lợi thế từ những phản hồi tích của khách hàng, từ đó tìm ra những cách mới và thú vị hơn để phát triển thương hiệu.

Một lợi ích không thể không nhắc tới khi sử dụng kỹ thuật này đó chính là: thương hiệu có thể thu thập phản hồi từ tất cả các kênh tiếp thị hiện có của mình. Email, mạng xã hội và tương tác trên website đều có thể giúp thương hiệu hiểu thêm về mục tiêu, kỳ vọng và trải nghiệm của người dùng.

Mọi tương tác với bất kỳ khách hàng, khách hàng tiềm năng nào cũng đều có thể khuyến khích việc họ chia sẻ ý kiến ​​của mình. Hoặc, thương hiệu có thể tăng mức độ tương tác của người dùng, tạo động lực để họ gửi feedback bằng cách gửi yêu cầu (một cách chiến lược) đến người dùng qua email, tài khoản mạng xã hội hoặc ở bảng câu hỏi ngay trên website.

Khi đã thu thập đủ lượng phản hồi cần thiết, đã đến lúc thực hiện các thay đổi đối với website hay chiến lược tiếp thị của mình. Hãy xem xét một số cách bạn có thể sử dụng feedback của khách hàng để tăng doanh số, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng dưới đây nhé!

Tận dụng phản hồi của khách hàng để cá nhân hoá trải nghiệm

Tận dụng phản hồi của khách hàng để cá nhân hoá trải nghiệm

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là thuật ngữ dùng để mô tả những suy nghĩ, cảm xúc và các kiểu hành vi mà người dùng gặp phải khi tương tác với thương hiệu. Thông thường, thương hiệu sẽ muốn mong muốn mang đến cho khách truy cập trải nghiệm tích cực và liền mạch trên website.

Nếu người dùng không hài lòng với công ty của bạn, họ có thể sẽ không tiếp tục mua hàng nữa. Ngược lại, nếu đó là trải nghiệm tuyệt vời, thì rất có thể họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và người ủng hộ thương hiệu một cách tuyệt đối.

Cách tốt nhất để tinh chỉnh trải nghiệm khách hàng là lắng nghe những gì mọi người phàn nàn, chia sẻ và điều chỉnh để lần tới họ phải wow lên khi quay lại website. Phản hồi tích cực và tiêu cực đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cách trang web của bạn hoạt động như thế nào cũng như cách bạn sẽ phân phối nội dung ra sao.

Giả sử bạn nhận được rất nhiều email phàn nàn rằng họ cảm thấy rất khó chịu khi thương hiệu đang gửi quá nhiều email. Đây là cơ hội lý tưởng để cho phép người đăng ký nhận bản tin có thể tùy chỉnh theo sở thích, nhu cầu của họ. Thay vì giảm số lượng email cho tất cả mọi người, thương hiệu hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách cho phép mỗi người chọn số lượng email và nhóm nội dung mà họ muốn nhận.

Tham khảo:   Mark Zuckerberg nói về Organic Reach trên Facebook: “Chúng tôi tối ưu hóa cho người dùng chứ không phải cho việc kinh doanh”

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang xem bảng câu hỏi được gửi bởi những người đã truy cập blog của bạn. Hầu hết mọi người đều nói rằng họ rất thích nội dung của bạn nhưng muốn xem các bài đăng theo cách thuận tiện hơn. Bạn có thể điều chỉnh website của mình để cho phép tính năng tìm kiếm hoặc hiển thị chuyên mục bài viết bên sitebar để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nội dung mình cần.

Phản hồi tích cực của khách hàng sẽ giúp củng cố hình ảnh thương hiệu

Phản hồi tích cực của khách hàng sẽ giúp củng cố hình ảnh thương hiệu

Củng cố danh tiếng thương hiệu

Một cách khác để khai thác phản hồi của khách hàng là chia sẻ các đánh giá và lời chứng thực từ khách hàng. Không nghi ngờ gì khi mọi người có thói quen đầu tiên là tìm đọc review khi nghĩ đến việc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Đồng thời, thống kê cũng cho thấy, có tới 83% người mua hàng nói rằng họ tin tưởng các bài đánh giá hơn là quảng cáo từ chính thương hiệu.

Không những thế, thương hiệu luôn có một số tùy chọn trong việc tận dụng phản hồi thành bằng chứng trên xã hội. Đầu tiên, việc làm quan trọng không thể bỏ qua là bổ sung lời chứng thực trên tất cả các trang đích của thương hiệu. Khi ai đó lần đầu tiên tìm thấy trang web của bạn, họ luôn muốn biết người khác nghĩ gì về công ty của bạn. Đặc biệt, những chia sẻ từ những khách hàng nổi tiếng hoặc những người có ảnh hưởng sẽ tạo sự tin tưởng và gắn kết nhiều hơn giữa khách hàng tiềm năng với thương hiệu.

Trang mô tả sản phẩm là một vị trí tối ưu khác để khuyến khích người dùng chia sẻ feedback. Những review chi tiết có thể thôi thúc mọi người tò mò tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn để từ đó có thể chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng. Nếu muốn tối đa hóa kết quả của mình, đừng dừng lại ở số lượng sao đơn giản. Hãy cho phép khách hàng nói chính xác lý do họ hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Bạn cũng có thể thấy lưu lượng truy cập và doanh số tăng lên khi chia sẻ các bài đánh giá trên mạng xã hội. Với con số khổng lồ – tới 3,96 tỷ người sử dụng mạng xã hội, rất nhiều khả năng khán giả mục tiêu sẽ tìm kiếm trên các trang web như Facebook và Instagram để giải quyết những điểm đau chung trong cuộc sống của họ.

Tham khảo:   Thấu hiểu khách hàng – Chìa khóa cánh cửa thành công của mọi doanh nghiệp

Nếu mọi người có thể đọc phản hồi thực sự từ khách hàng hiện tại, họ có nhiều khả năng truy cập trang web và cuối cùng trở thành khách hàng.

Chất liệu mới cho những bài đăng trên blog hoàn toàn có thể đến từ feedback của khách hàng

Chất liệu mới cho những bài đăng trên blog hoàn toàn có thể đến từ feedback của khách hàng

Tạo nội dung mới trên blog

Nghiên cứu cho thấy rằng, các bài blog với nội dung hữu ích và thân thiện với SEO có thể tăng lưu lượng truy cập trang web lên 2.000%! Nhưng lợi ích không chỉ dừng lại ở đó, có tới 72% các nhà tiếp thị báo cáo rằng một chiến lược tiếp thị nội dung mạnh mẽ xoay quanh việc thường xuyên xuất bản các bài báo chất lượng sẽ giúp tăng tương tác trên website.

Phản hồi của người dùng cho phép thương hiệu đưa chiến lược tiếp thị nội dung của mình lên cấp độ tiếp theo. Thay vì dựa vào nghiên cứu riêng lẻ khi đưa ra ý tưởng chủ đề, thương hiệu có thể xem xét những gì khách truy cập chia sẻ và nhu cầu mà khách hàng cần được đáp ứng.

Tất cả những gì thương hiệu cần làm là tạo một biểu mẫu phản hồi trên blog. Khuyến khích người đọc nêu ý kiến ​​của họ về các bài đăng hiện có hoặc đề xuất ý tưởng chủ đề mà họ quan tâm. Nếu được sử dụng một cách chiến lược, bạn thậm chí có thể khiến người tiêu dùng điền thông tin đăng ký nhận tài liệu qua email.

Sau khi xem qua các câu trả lời, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các kiểu nội dung mà mọi người muốn đọc. Bây giờ, bạn có thể lấy dữ liệu đó và lập kế hoạch cho các bài đăng trong tương lai.

Góp ý từ người dùng có vai trò quan trọng trong việc cải tiến sản phẩm

Góp ý từ người dùng có vai trò quan trọng trong việc cải tiến sản phẩm

Thử nghiệm tính năng, sản phẩm mới

Bạn có nói rằng phản hồi của khách hàng có thể giúp bạn khám phá các luồng doanh thu mới không? Khi có thể hiểu những gì khách truy cập mong đợi, thương hiệu có thể xác định khoảng cách giữa kỳ vọng của họ và những đề xuất giá trị mà bạn đem lại.

Trong nhiều trường hợp, giải pháp để lấp đầy khoảng trống này là một sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng mới. Ví dụ: nếu bạn thấy 76% chủ doanh nghiệp nói rằng họ muốn có hỗ trợ giữ chỗ sau năm đầu tiên, cách thanh toán bổ sung này trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về các điểm đau cụ thể mà mình chưa từng xét tới. Việc xác định những cơ hội này và cải thiện thương hiệu dựa trên phản hồi của người dùng có thể giúp tăng doanh số, tạo đột phá về mức độ tương tác.

Tham khảo:   Trò chuyện với khách hàng: Làm hài lòng khách hàng của bạn – Phần 3

Nếu đang tìm kiếm nguồn cảm hứng tức thì, bạn có thể truy cập mạng xã hội và bắt đầu cuộc trò chuyện trên trang của mình với khách hàng. Email hỏi người đăng ký về cách họ đang sử dụng sản phẩm của bạn, những gì họ muốn cũng có thể hữu ích khi bạn muốn tìm các luồng doanh thu mới.

Có vô số cách để sử dụng phản hồi của khách hàng để phát triển doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã giới thiệu một số tùy chọn mà bạn có thể bắt đầu sử dụng để tăng lợi nhuận, mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng.

Có thể sẽ cần phải suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu của doanh nghiệp trước khi áp dụng những gợi ý ở trên vào thực tế, nhưng, điều quan trọng là tất cả những giải pháp, hành động của thương hiệu nên hướng tới người dùng, lấy người dùng làm trung tâm.

Không những thế, sử dụng feedback của khách hàng để tinh chỉnh mô hình kinh doanh có thể sẽ là quá trình tốn nhiều thời gian, bù lại, nó rất đáng để theo đuổi. Nếu bạn lắng nghe người dùng của mình và đáp ứng nhu cầu của họ, bạn có thể sẽ nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn và chính điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển lâu bền cho doanh nghiệp.

Theo Jared Atchison

Bài liên quan:

  • Phụ nữ và Nam giới: khác biệt khi ra quyết định mua hàng
  • Lập bản đồ để mọi “điểm chạm” trên hành trình, khách hàng đều có trải nghiệm tối ưu
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo