Trải nghiệm khách hàng

Khách hàng nghĩ gì trước khi Thêm sản phẩm vào giỏ – P1

Gần đây, khi có nhu cầu nâng cao sức khoẻ, tôi quyết định tìm cho mình một chiếc áo chạy mới. Trong quá trình tìm kiếm, tôi cảm thấy khá thất vọng với cách một số thương hiệu đang làm – dù là thương hiệu lớn: mức giá sản phẩm cao hơn hẳn các dòng khác nhưng dòng miêu tả điểm khác biệt về chất liệu vải thoáng khí đặc biệt, nhiều chi tiết phản quang, v.v. phải nhìn kỹ lắm mới thấy.

Sẽ như thế nào nếu khách hàng không phải dân thể thao và không kiên nhẫn tìm hiểu tại sao lại có sự chênh lệch về giá? Chắc chắn họ sẽ bỏ giỏ hàng mà đi dù cho đây là tập khách hàng các bạn đang tìm kiếm – có nhu cầu về sản phẩm rèn luyện sức khoẻ và sẵn sàng chi trả.

Thương hiệu đang bỏ khá nhiều chất xám và tiền bạc để hoàn thiện landing page giới thiệu sản phẩm, giúp khách hàng xoá đi những “điểm đau” bằng sản phẩm của mình nhưng khách hàng lại không biết ở vị trí nào mới thấy câu trả lời. Trong khi đó, khách hàng trực tuyến đâu phải ai cũng đủ kiên nhẫn dành quá nhiều thời gian trước khi click vào nút Thêm vào giỏ hàng hoặc ấn nút rời đi, vậy chẳng phải thương hiệu đang lãng phí?

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Hãy cùng phân tích những mối lo của khách hàng cũng như một số giải pháp gợi ý để xem bạn có thể làm gì để hỗ trợ họ tốt hơn qua bài viết dưới đây của Masterskills nhé!

Sản phẩm này có phù hợp với tôi không?

Khi gần tới thời điểm ra quyết định mua, khách hàng thường có xu hướng xem lại mô tả sản phẩm một lần cuối để đảm bảo mình chọn đúng sản phẩm phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa với:

Đầu tiên, mô tả sản phẩm nên xuất hiện ở vị trí họ dễ thấy, thuận tiện xem. Do đó, mỗi thương hiệu nên cân nhắc, thử nghiệm xem vị trí nào đem hiệu quả cao nhất.

Thông tin nếu không có giải thích hoặc truyền thông dồn dập trước đó liệu khách hàng có hiểu

Thông tin BPA-Free nếu không có chú thích hoặc truyền thông dồn dập trước đó liệu khách hàng có hiểu

Thứ hai, mô tả cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu với mọi khách hàng. Để làm được điều đó, thương hiệu cần phải lường trước các luồng suy nghĩ khác nhau theo các nhóm khách hàng mục tiêu, chẳng hạn cụm từ chuyên môn như BPA-Free có nên bổ sung dòng giải thích bên cạnh về chất liệu đặc biệt này không hay sẽ viết theo ý nghĩa của từ. Kiểm tra…Kiểm tra… Chỉ kiểm tra mới có thể giúp thương hiệu đong đếm được hiệu quả nội dung phần mô tả sản phẩm theo từng cách viết.

Tham khảo:   Những sai lầm “chết người” đánh mất sự hài lòng của khách hàng

Tất cả những thông tin quan trọng và cần thiết với người tiêu dùng về sản phẩm phải được đưa ra một cách dễ hiểu, trực quan (dưới hình thức các gạch đầu dòng hoặc đoạn văn bản)  và thoả mãn câu hỏi: Tính năng khách hàng phải biết về sản phẩm là gì? Chúng đã có trong mô tả sản phẩm hay chưa?

Chẳng hạn, Black Claw bán thiết bị xăm và nhiều người nghĩ thương hiệu này sẽ trình bày mô tả sản phẩm, đưa ra các tính năng theo các dạng gạch đầu dòng liệt kê nhưng họ lại sử dụng đoạn văn bản với câu từ chặt chẽ, dễ hiểu và không quá phô trương.

Mô tả sản phẩm được viết theo đoạn văn bản của Black Claw

Mô tả sản phẩm được viết theo đoạn văn bản của Black Claw

Điều đó chứng tỏ, không phải sản phẩm quyết định cách trình bày mô tả theo hình thức gạch đầu dòng hay văn bản thuần túy, cả hai cách đều có thể hiệu quả nếu đi kèm sự sáng tạo, cách từ ngữ được sử dụng, giao diện ăn khớp với phần còn lại của website và đến từ sự thấu hiểu insights khách hàng.

Ngoài ra, hiển thị nội dung do người dùng sáng tạo (UGC) như review chi tiết và xếp hạng từ một đến 5 sao có thể tạo thêm niềm tin khiến khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định.

Size nào sẽ vừa với tôi, hiện đang có sẵn hay không?

Sau khi khách hàng đã tìm thấy một sản phẩm ưng ý và muốn mua ngay, câu hỏi logic tiếp theo sẽ là size nào phù hợp và đang có sẵn hay không?

Trong may mặc, việc đánh dấu rõ ràng các size là chưa đủ, thương hiệu còn nên bổ sung thông tin để hỗ trợ khách hàng chọn được kích thước phù hợp và kiểm tra xem sản phẩm có sẵn hay không.

Tham khảo:   3 Chỉ Số Đo Lường Trải Nghiệm Khách Hàng Phổ Biến Nhất

Bởi, mua sắm trực tuyến khách hàng thường tỏ ra khá lo lắng liệu mình đã chọn đúng kích thước phù hợp chưa, làm thế nào để kiểm tra chính xác. Thực tế đã chứng minh mức độ ảnh hưởng qua con số 65% khách hàng bỏ giỏ của thương hiệu Running Warehouse do các vấn đề liên quan đến size.

Lo lắng này còn tăng lên khi các thương hiệu khác nhau, ở các quốc gia khác nhau lại có cách quy định, đánh số size khác nhau. Đây chính là lúc một biểu đồ thể hiện thông minh, cụ thể cách xác định size quần áo, giày dép, đồ nam – nữ sẽ chiếm một vị trí rất quan trọng. Hoặc, một landing page giúp khách hàng thực hiện các phép đo chính xác, so sánh và đổi size, từ đó Tìm size của mình sẽ giúp họ thêm tin tưởng, giảm tỷ lệ khách hàng đã chọn được sản phẩm ưng ý nhưng lại quyết định rời đi.

Các biểu đồ kích thước đã và vẫn tiếp tục là chuẩn mực nhưng trong thời đại công nghệ, thương hiệu hoàn toàn có thể tìm kiếm những giải pháp thông minh hơn với sự trợ giúp của công nghệ, chẳng hạn như Fits Me:

Phòng thử đồ trực tuyến Fits me

Phòng thử đồ trực tuyến Fits me

Fits Me sẽ hỏi những thông tin về chiều cao, cân nặng và tuổi của bạn thông qua một cửa sổ chat.

Sau khi đã có những thông tin trên, bạn sẽ cần trả lời những câu hỏi cụ thể hơn như số đo vòng hai, kích thước vòng ba, v.v; máy sẽ tiến hành phân tích và trả về chính xác size phù hợp nhất – theo từng tình trạng cơ thể của khách hàng. Đặc biệt hơn, về độ chính xác, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi sai số của các phép đo chỉ trong phạm vi 2,5% – quá đủ để bạn có thể tin cậy.

Và câu hỏi quan trọng nhất là Hiệu quả. Sau khi triển khai hệ thống tương tự, Running Warehouse đã ghi nhận tỷ lệ bỏ giỏ hàng giảm tới 23%. Công nghệ đã thực sự tạo ra thay đổi.

Tham khảo:   6 Ứng dụng tâm lý học trong bán hàng với Pop Up thông minh

Tuy nhiên, khi khách truy cập tự tin rằng những gì họ sắp mua sẽ phù hợp về kích thước nhưng sản phẩm lại đang hết hàng! Khách hàng bỏ giỏ đi; trừ khi bạn đã chú thích Hết hàng, bổ sung thêm phần Thông báo cho tôi khi có hàng ngay khi họ di chuyển tới size phù hợp hoặc gần bảng thông tin các size để đảm bảo khách hàng không bị động hay quá khó chịu.

Ở phần 2 của chuỗi bài viết Khách hàng đang nghĩ gì trước khi Thêm sản phẩm vào giỏ hàng sẽ là những lo lắng về màu sắc sản phẩm cũng như chi phí vận chuyển. Hãy cùng đón đọc nhé!

Theo Shopify.com

Bài liên quan:

  • “Nghệ thuật” theo đuổi khách hàng khi họ từ chối mua
  • Giảm tỷ lệ bỏ giỏ nhờ tối ưu chương trình khách hàng trung thành
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo