31. Kỹ năng làm việc

Muốn thành công, đôi khi đừng nên vội vàng quá!

Công việc cũng như tình yêu vậy, nóng vội quá thường nắm tay sai người. Tiếp tục dây dưa chỉ thêm đau khổ, chấm dứt mối quan hệ lại cảm thấy đau lòng. Thành công là một loại cám dỗ thực sự đẹp đẽ nhưng chính sự lộng lẫy đó khiến chúng ta muốn thành công nhanh chóng đến mức mù quáng, từ đó đưa ra những lựa chọn sai lầm. Rút ngắn thời gian chạm tới thành công cũng tốt nhưng đường tắt chưa bao giờ là hướng phát triển bền vững. Thà rằng cứ chậm mà chắc, đến sau cùng vẫn là người chiến thắng.

Dục tốc bất đạt, muốn thành công nhanh chóng sẽ chỉ nhận lại thất bại

Xã hội ngày nay cái gì cũng hơn: hiện đại hơn, năng động hơn, tiện lợi hơn, duy chỉ có tính kiên nhẫn là chẳng thể nào so bì với cha ông ngày trước. Dễ dàng nhận thấy con người ngày càng mất đi tính kiên nhẫn: lái xe thì lấn làn, vượt đèn đỏ; đầu tư thì chỉ muốn nhanh chóng thu lợi nhuận; đổi công việc chỉ nhìn lương không xem xét đến tiềm năng phát triển. Rồi sau đó chúng ta nhận lại được gì? Gây tai nạn, tranh cãi thiệt hơn ông sai – tôi đúng giữa đường giữa phố; đầu tư ăn xổi, không chịu tìm tòi, mở mang kiến thức dẫn đến thua lỗ, chán chường bỏ dở; ham công việc lương cao qua thời gian ngắn cảm thấy buồn chán, áp lực quá, lại tiếp tục nhảy việc. Vậy mới thấy, không muốn mất thời gian, không có kế hoạch cụ thể, thiếu tính toán, cho dù có bỏ ra bao nhiêu sức lực cũng khó đạt được mục tiêu.

Nếu làm việc trong lĩnh vực Sales Marketing, hẳn bạn đã biết câu chuyện kinh điển về sự kiên nhẫn nếu muốn thành công giữa hai công ty đối thủ trong việc bán kem và bàn chải đánh răng cho người lớn. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao khi cả hai đều hướng đến khách hàng là trẻ em. Họ nhận thức rõ rằng ai tung ra sản phẩm đầu tiên sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao hơn.

Công ty A chọn cách làm theo suy nghĩ logic thay vì nghiên cứu thực địa. Họ cho rằng vì người lớn có bàn tay to nên cần bàn chải đánh răng có lông dày và tay cầm dài hơn trong khi trẻ em có bàn tay nhỏ hơn nên cần bàn chải có tay cầm nhỏ và có lông mỏng. Nghĩ vậy, họ đã tung ra bàn chải đánh răng dành cho trẻ em trong vài tuần sau đó.

Tham khảo:   50+ Gợi Ý Món Quà Giáng Sinh Ý Nghĩa Tặng Cho Đồng Nghiệp, Bạn Bè, Người Thân

Mặt khác, công ty B đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng. Họ đến gặp hàng trăm em nhỏ, quan sát cách các bé cầm bàn chải và đánh răng. Họ cũng trực tiếp lấy phản hồi về sở thích của các em. Sau khi nghiên cứu, họ quyết định rằng trẻ em cần bàn chải đánh răng có chiều dài tay cầm tương tự như của người lớn với nhiều rãnh và lông nhỏ hơn. Nguyên nhân là do trẻ em cầm bàn chải bằng cả bàn tay chứ không phải ngón tay như người lớn. Vì vậy, thay vì làm bàn chải đánh răng có tay cầm nhỏ, họ sử dụng bàn chải có tay cầm dài, giúp dễ sử dụng hơn.

Ngoài ra, công ty B còn thêm màu sắc và trang trí lên bàn chải các nhân vật hoạt hình quen thuộc giúp sản phẩm trở nên bắt mắt hơn đối với trẻ em. Họ tung các kiểu bàn chải đánh răng này ra thị trường và bán được con số kỷ lục chỉ trong vài tháng. Chưa dừng lại ở đó, họ bắt đầu chiếm lĩnh thị trường và nhanh chóng gia tăng thị phần.

Từ câu chuyện, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng đường tắt chỉ mang lại thành công tức thời rồi nhanh chóng lụi tàn. Trái lại, kiên nhẫn trong việc tích lũy kiến thức và hiểu biết sẽ giúp chúng ta có sự tự tin về lâu dài.

“Dù bạn muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống, một trong những chìa khóa quan trọng để đạt được điều đó là tính kiên nhẫn.”

Rèn luyện tính kiên nhẫn nếu muốn thành công hơn

Bạn đang thắc mắc làm thế nào để học được tính kiên nhẫn? Chà, điều đó không hề dễ dàng, nhưng 100% có thể thực hiện được.

Điều đầu tiên để học cách kiên nhẫn là nhận biết điều gì khiến bạn mất kiên nhẫn. Có phải là căng thẳng, xếp hàng dài hay có quá nhiều việc phải làm? Những tình huống nào khiến bạn cảm thấy căng thẳng (vì căng thẳng có liên quan đến sự kiên nhẫn)? Hoặc thời gian nào trong ngày mà mức độ kiên nhẫn của bạn đặc biệt thấp, chẳng hạn như ngay sau khi thức dậy, gần cuối ngày làm việc hoặc khi bạn đói? Khi biết tác nhân khiến bạn mất kiên nhẫn là gì, bạn sẽ dễ dàng tránh hoặc xử lý chúng tốt hơn. Ví dụ: nếu bạn biết rằng sự kiên nhẫn của mình sẽ cạn kiệt khi mệt mỏi, thì đừng để những nhiệm vụ khó khăn hoặc tốn thời gian và năng lượng nhất (chẳng hạn như hướng dẫn một quy trình khó cho đồng nghiệp mới) vào cuối ngày.

Tham khảo:   Tìm hiểu về cách trả lời câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”

Một cách khác để tăng sự kiên nhẫn là bắt bản thân chờ đợi ngay cả khi bạn có thể làm ngay lập tức, đúng nghĩa với câu “Đợi chờ là hạnh phúc”. Ví dụ, bạn có thể đợi thêm một chút khi cơn thèm ăn vặt ập đến trước khi tự thưởng cho mình món đó hoặc dành vài phút để thực hiện một vài động tác thể dục trước khi bật chương trình TV yêu thích thay vì bật ngay khi lên giường. Làm những việc nhỏ như thế này sẽ giúp bạn học cách kiên nhẫn với chính mình, điều này sẽ giúp bạn kiên nhẫn trong những tình huống khác.

Để kiên nhẫn hơn, bạn cũng có thể học cách thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Vân Anh không ngờ dòng người xếp hàng làm giấy tờ lại dài đến thế. Nhìn qua những gương mặt buồn chán trong phòng chờ, cô đoán rằng phải mất nửa ngày mới xong việc, nếu không muốn nói là cả ngày. “Đang bận mà còn phải chờ đợi. Bực mình hết sức” chính xác là điều Vân Anh nghĩ đến lúc này. Nhưng sau đó, cô nhanh chóng thay đổi suy nghĩ: “Tại sao mình không tận dụng thời gian này để đọc sách nhỉ?”

Những gì Vân Anh đã làm ví dụ hoàn hảo về việc thay đổi cách nhìn về vấn đề. Đây là cách giúp bạn nhìn nhận tình huống tiêu cực theo hướng tích cực hơn. Và khi bạn có thể nhìn nhận vấn đề không mấy tốt đẹp với con mắt màu hồng, bạn sẽ chấp nhận nó và đón nhận nó với thái độ kiên nhẫn hơn.

Rèn luyện tính kiên nhẫn không nhất thiết phải làm các việc to tát, lớn lao. Bạn có thể khiến nó trở nên thú vị bằng các hoạt động và trò chơi hấp dẫn. Nấu ăn, lego, đan móc, sudoku, vẽ tranh, làm vườn, câu cá là những hoạt động có thể cải thiện khả năng bình tĩnh chờ đợi của bạn.

Tham khảo:   Công việc hàng ngày của kế toán: buồn vui luôn song hành

Không thể chối bỏ rằng kiên nhẫn rất quan trọng nếu muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Khi có kiên nhẫn, chúng ta có thể tập trung vào bức tranh lớn hơn, lập kế hoạch dài hạn và đưa ra quyết định tốt hơn. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt, kiên nhẫn cũng vậy. Khi quá kiên nhẫn với người khác, chúng ta có thể hy sinh nhu cầu của chính mình, bỏ lỡ các cơ hội quan trọng, trở thành kẻ dễ bị đẩy lùi và hay trì hoãn. Giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, cân bằng là chìa khóa để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu mặt trái của sự kiên nhẫn.

Bạn có lời khuyên nào khác về cách rèn luyện tính kiên nhẫn không? Tôi rất muốn nghe chia sẻ của bạn trong phần bình luận bên dưới!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo