Quản lý hiệu suất nhân viên

Thành viên trong nhóm ngại thử thách, bạn phải làm sao?

Với cương vị là quản lý (manager); hay người dẫn dắt cả nhóm (team leader); bạn không thể chỉ dùng quyền lực để ép buộc các thành viên nghe theo định hướng của mình. Vậy, làm thế nào để họ hào hứng trước thử thách và sẵn sàng cho mỗi cơ hội mới? 

Đây không phải là chuyện nói là làm được ngay, bạn cần bắt đầu điều này từ những thay đổi hàng ngày. Dưới đây 5 cách hay Masterskills dành tặng cho bạn.

Làm rõ các vấn đề

Trong một team, không phải thành viên nào cũng e ngại chuyện thử thách. Có thể, vì số đông muốn vậy nên họ buộc lòng phải xuôi theo. Nhưng những âm ỉ về dự định mới và mong muốn cải thiện luôn còn đó.

Việc của một người trưởng nhóm như bạn là phải định hình được ai cần gì; muốn gì thời điểm đó. Từ đó, bạn mới có thể lên kế hoạch để giúp đỡ từng người; hay thay đổi suy nghĩ của họ về cơ hội và thách thức.

Kể câu chuyện thực tế về những người thành công

Nhớ nhé, đó phải là những câu chuyện có thật; và ví dụ nào cũng cần sự gần gũi và có liên quan. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao thì nên cố gắng tìm câu chuyện của người thành công trong cùng ngành.

Để kể được câu chuyện này hay và truyền được cảm hứng cho các thành viên trong team; trước tiên, bạn phải trả lời được 3 câu hỏi:

  • Điều gì có ý nghĩa và quan trọng nhất với những người tôi đang làm việc cùng nhóm?
  • Đâu là ý tưởng chính tôi muốn họ cảm nhận được?
  • Họ có thể tham gia vào phần nào của câu chuyện tôi đang kể?
Tham khảo:   Phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân sự

Tạo các cuộc đối thoại mở và kín

Đây sẽ công việc bạn cần thực hiện thường xuyên và có lịch trình cụ thể. Việc các thành viên trong nhóm ngồi lại và chia sẻ thẳng thắn với nhau là vô cùng quan trọng. Điều này giúp họ có cơ hội giải bày; bạn cũng sớm biết được vấn đề của từng cá nhân.

Ngoài ra, trao đổi riêng từ 1:1 cũng vô cùng cần thiết. Có thể, với một số người, những cuộc họp nhóm khiến họ ngại ngùng và không muốn chia sẻ. Một cuộc đối thoại kín sẽ tạo điều kiện để trưởng nhóm khai thác sâu và nắm bắt tâm tư thành viên.

Đặt KPI cho từng người (kể cả bạn – trưởng nhóm)

Điều này mới đầu có vẻ như bạn đang cố tạo áp lực cho các thành viên. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận khách quan hơn; bạn và các thành viên của mình đang làm việc và KPI là thước đo để đánh giá mức độ đóng góp của mỗi người. 

Thời gian đầu, bạn có thể để mỗi thành viên tự lên các mục tiêu mình muốn có được. Sau đó, khi đã hiểu năng lực mỗi người sau từng đợt đánh giá; chính bạn sẽ là người đưa ra những kỳ vọng và mong muốn trong công việc của mỗi thành viên.

Tham khảo:   Kỹ Năng Giao Việc Hiệu Quả Dành Cho Nhà Quản Lý

Đây chính là một trong các kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để công việc được hiệu quả.

Tạo sự cạnh tranh

Như bạn biết đấy, sự cạnh tranh; mong muốn chiến thắng luôn khiến con người ta trở nên nhiệt huyết. Đó là lý do tại sao việc tạo dựng tâm lý cạnh tranh đúng lúc có ý nghĩa quan trọng với các thành viên trong nhóm của bạn.

Bạn có thể khơi gợi sự cạnh tranh của team mình với team khác hoặc giữa các thành viên trong team một cách khéo léo. Thắng luôn có thưởng; và người thua cần có hình phạt để họ biết rằng việc làm này có ý nghĩa quan trọng như thế nào. 

Tuy nhiên, Masterskills cũng muốn bạn lưu tâm về vấn đề này, vì nếu làm không khéo, bạn có thể biến nó thành hiềm khích cá nhân; gây ảnh hưởng đến toàn team.

Công việc của một leader chưa bao giờ dễ dàng vì ngoài giỏi kiến thức chuyên môn; bạn cũng cần những kỹ năng mềm để giúp đỡ các thành viên khác. Việc giúp các thành viên nhìn nhận cơ hội mới và sẵn sàng “chiến đấu” với thách thức là việc làm cần thiết. Điều này không chỉ giúp đưa cả nhóm trở nên mạnh hơn mà còn tạo giá trị riêng cho từng người. Và, dĩ nhiên, nó tốt cho họ khi bước ra thị trường tuyển dụng nhân sự đầy cạnh tranh.

Tham khảo:   Dự Án Là Gì? Các Bước Xây Dựng Một Dự Án Chuyên Nghiệp

Tany

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc