Kỹ năng truyền thông nội bộ, Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết

Bí Quyết Xây Dựng Truyền Thông Nội Bộ Hiệu Quả

Truyền thông nội bộ là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào quy mô, tính chất hoạt động mà mỗi doanh nghiệp có phương pháp riêng. Vậy truyền thông nội bộ là gì và làm thế nào để chọn đúng giải pháp truyền thông nội bộ phù hợp với doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Trong thời kỳ hiện đại, truyền thông đóng vai trò lớn vào quá trình xây dựng, phát triển và khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.Truyền thông doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp được thể hiện qua cách nhân viên được quan tâm, chăm sóc. Điều này không những nâng cao chất lượng công việc mà còn củng cố các mối quan hệ trong nội bộ.

Doanh nghiệp cần thường xuyên gắn kết và phát triển đội ngũ nhân viên – Ảnh: Internet

Truyền thông nội bộ là gì?

Truyền thông nội bộ doanh nghiệp được hiểu là sự giao tiếp giữa các thành viên của doanh nghiệp, các phòng ban, lãnh đạo với nhân viên nhằm củng cố mối liên kết đồng nhất. Đội ngũ nhân sự của công ty là đối tượng truyền thông nội bộ chính. Nếu truyền thông bên ngoài giúp tiếp cận, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thì truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp giúp gắn kết nhân viên, tăng cường mối quan hệ bền vững từ cốt lõi bên trong.

Tầm quan trọng của truyền thông nội bộ doanh nghiệp

Trước tình hình nhân sự đầy biến động,một doanh nghiệp thiếu đi tinh thần gắn kết sẽ khó lòng trụ vững. Nếu truyền thông nội bộ không đạt được hiệu quả, đội ngũ nhân sự sẽ trở nên rời rạc. Chính vì thế, việc công khai tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chung của doanh nghiệp  thông qua các hoạt động nội bộ sẽ giúp:

  • Nhân viên hiểu được vai trò của mình trong tổ chức, tầm quan trọng trong công việc.
  • Chính sách quản lý được minh bạch, nhân viên nắm thông tin chính xác về hoạt động, quan điểm của lãnh đạo…
  • Doanh nghiệp ghi nhận thành tích cá nhân của từng nhân viên nhằm khuyến khích sự hợp tác, thúc đẩy tư duy sáng tạo.
Tham khảo:   Tác phong làm việc như người Đức

 

Vai trò của nhân viên.jpg

Bản thân mỗi nhân viên đều đóng một vai trò nhất định – Ảnh: Internet

Làm thế nào để xây dựng truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp hiệu quả?

Chọn đúng phương pháp truyền thông

Nếu phần lớn nhân sự là người chủ động trong công việc, doanh nghiệpcó thể sử dụng hình thức cổng tin tức để xây dựng truyền thông nội bộ. Ngoài ra, nếu nhân sự thuộc tuýp người năng động, thì các hoạt động team building, tiệc tùng… sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Khẳng định vai trò của nhân viên

Chìa khóa giúp doanh nghiệp cải thiện sự gắn bó, hiệu quả công việc… chính là để nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong các hoạt động chung. Vì vậy, việc công khai mục tiêu chung của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Điều này giúp các bộ phận nhìn thấy mối quan hệ tương – hỗ lẫn nhau.

Tương tác hai chiều

Truyền thông nội bộ có hiệu quả khi có sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa đội ngũ nhân viên và lãnh đạo. Từ đó, lãnh đạo hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân viên, đồng thời nhân viên cũng hiểu được sự quan tâm của lãnh đạo để tạo nên sản phẩm chất lượng.

Lắng nghe nhân viên

Truyền thông nội bộ tác động trực tiếp đến đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Một trong những phương pháp khéo léo giúp nhân viên có thể gửi ý kiến đề xuất là thông qua diễn đàn nội bộ. Bằng cách này, nhân viên sẽ  tích cực đóng góp ý kiến với lãnh đạo, sẵn sàng đưa ra quan điểm cá nhân và cùng chung sức cho hoạt động chung của doanh nghiệp.

Tham khảo:   9 Bí quyết cho việc giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp

Lắng nghe ý kiến nhân viên.jpg

Lãnh đạo nên lắng nghe nhân viên để có phương án triển khai truyền thông nội bộ – Ảnh: Internet

5 xu hướng truyền thông nội bộ “hứa hẹn lên ngôi”

Mô hình “lãnh đạo nhóm”: Doanh nghiệp được ví như dàn giao hưởng, CEO là người chỉ huy, nhân viên là người chơi nhạc (có thể chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau), âm nhạc chính là chiến lược để tạo nên bản hòa âm tuyệt vời.

Sử dụng mạng xã hội để xây dựng nền tảng công việc: Trong thời đại 4.0, mạng xã hội không chỉ dành riêng cho mối quan hệ cá nhân mà có thể trở thành công cụ giao tiếp tại nơi làm việc. Qua đó, nhân viên được khuyến khích tăng cường trao đổi để nâng cao hiệu suất.

Đa dạng các loại phúc lợi: Vấn đề lương thưởng, chế độ phúc lợi chính là cách gắn kết nhân sự, đảm bảo giữ chân họ lâu hơn. Ngoài phúc lợi bảo hiểm, tiền thưởng, bạn có thể tổ chức khóa đào tạo, ngày nghỉ, team building… để  tăng hiệu quả truyền thông nội bộ.

Nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu: Xuất phát từ social employee, doanh nghiệp cho phép mỗi nhân viên trở thành đại sứ của thương hiệu. Khi tập thể tự hào với sản phẩm của doanh nghiệp, họ sẽ liên kết với nhau, gắn bó lâu dài hơn.

Cá nhân hóa: Doanh nghiệp cho phép nhân viên tự xây dựng kế hoạch thăng tiến, chủ động thể hiện bản thân.

Cá nhân hóa nhân viên.jpg

Doanh nghiệp tăng cường “cá nhân hóa” cho nhân viên – Ảnh: Internet

Tham khảo:   4 Bước xây dựng mô hình giao tiếp trong doanh nghiệp

Kết luận

Ngày nay, phương pháp truyền thông nội bộ doanh nghiệp được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Truyền thông nội bộ hiệu quả sẽ góp phần củng cố văn hóa và thương hiệu tuyển dụng. Do đó, các doanh nghiệp nên hiểu rõ thế mạnh của mình nói chung và nhân viên nói riêng để lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo